VHO - Quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,điểmvềvănhóađượcTổngBíthưNguyễnPhúTrọngvậndụngnhuầnnhuyễnvàcóchiềusâurawa reds – gamba osaka là mục tiêu và động lực phát triển đất nước” được Tổng Bí thư vận dụng rất nhuần nhuyễn và có chiều sâu trong các văn kiện lớn.
Những vấn đề lớn về văn hóa, trên nền tư tưởng của Tổng Bí thư, vừa có nét truyền thống, đồng thời có nét mới phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước
Khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi, trong niềm kính yêu vô hạn, tự bản thân tôi đã ôn lại, nhớ lại những điều Tổng Bí thư đã nói, liên quan đến văn hóa. Lịch sử phát triển văn hóa, đường lối văn hóa đã có từ lâu rồi, nhưng Tổng Bí thư là người đã lĩnh hội, kế thừa gần như trọn vẹn từ tư tưởng Hồ Chí Minh cho tới đường lối về Đề cương văn hóa của Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo.
Cho nên những tư tưởng, vấn đề lớn về văn hóa, có tính chất hệ thống, Tổng Bí thư rất quan tâm. Sự quan tâm không chỉ trên trang giấy, mà Tổng Bí thư khơi gợi để hành động nên Tổng Bí thư mới nhớ lại, mới tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa, trong đó nhấn mạnh giá trị của văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, đó là: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Sau đó trong các văn kiện, đặc biệt là trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (NXB Chính trị quốc gia Sự thật), những luận điểm trong cuốn sách được Tổng Bí thư thực hành, rất nhiều bài phát biểu có nêu những luận điểm, với tính chất là tổng kết từ thực tiễn nâng thành lý luận của văn hóa.
Đáng chú ý, trong cuốn sách có 2 bài viết về văn hóa rất tâm huyết của Tổng Bí thư, đó là: “Quyết tâm chấn hưng và xây dựng thành công nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và “Tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa nghệ thuật xứng tầm với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới”.
Và như vậy, quan điểm “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển đất nước”, được Tổng Bí thư vận dụng rất nhuần nhuyễn và có chiều sâu trong các văn kiện lớn. Ví dụ trong văn kiện về liên kết vùng Đông Nam Bộ, Tổng Bí thư xem văn hóa cũng là nguồn lực của phát triển, chứ văn hóa không phải nằm ngoài.
Những vấn đề lớn về văn hóa, trên nền tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bây giờ tôi suy nghĩ lại, vừa có nét truyền thống trên nền tảng của Đảng, đồng thời có những nét mới phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước.
Đối với lãnh đạo như Tổng Bí thư, ngoài nhiệm vụ nhân dân đã giao cho là lãnh đạo Đảng, thì phải biết tổng kết thực tiễn, nâng lên tầm lý luận mới. Thì rõ ràng đất nước mình đã có những nhà thực tiễn và lý luận như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Bí thư Lê Duẩn, vừa làm vừa để lại cho thế hệ chúng ta những cuốn sách quý báu.
Đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã để lại 15 cuốn sách, trong đó có những vấn đề lớn đặt ra, nhất là trong hoàn cảnh chủ nghĩa xã hội đang bị thử thách, thực tế đang đòi hỏi những vấn đề rút ra từ thực tiễn để chúng ta tiếp tục đi. Và những di sản Tổng Bí thư để lại, tôi cho rằng cần phải tích cực học tập, quán triệt để áp dụng vào thực tiễn đất nước.
(PGS.TS HUỲNH VĂN TỚI, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai)
Những đúc kết về mặt lý luận của Tổng Bí thư có giá trị rất lớn cho những người làm công tác văn hóa
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà trí thức lớn, ông khá uyên bác trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực văn hóa, Tổng Bí thư đã có rất nhiều suy nghĩ để kế tục văn hóa của Hồ Chí Minh, tiếp tục với câu nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Những tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát triển thành những quan điểm để vận dụng vào công tác lãnh đạo cấp cao nhất ở Việt Nam.
Cụ thể, chúng ta đã có Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021, Hội nghị mà cả nước, từ những người làm văn hóa cho tới gần như mọi người dân, đã thuộc và ghi nhớ những câu nói được Tổng Bí thư nhấn mạnh, khi nói về giá trị của văn hóa: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.
Tổng Bí thư không chỉ phát biểu miệng mà trong các bài nghiên cứu, trong các bài viết, ông đã đúc kết từ thực tiễn để uốn nắn, để định hướng, để xây và chống trong ngành văn hóa một cách rất cụ thể.
Trong những nghiên cứu lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đều giữ vững quan điểm, lý tưởng, nhưng luôn cập nhật thực tiễn, để thấy rằng những quan điểm, lý tưởng đó khi vận dụng vào thực tiễn sẽ như thế nào, từ đó Tổng Bí thư đúc kết thành những trang viết lý luận trong lĩnh vực văn hóa.
Chính vì thế những người làm trong ngành văn hóa, đặc biệt đối với Trường ĐH Văn hóa TP.HCM - một cơ sở đào tạo, nghiên cứu, có thể nói là tiếp tục công tác lý luận.
Nếu chúng ta nói công tác tư tưởng văn hóa có ba bộ phận, đó là công tác lý luận, tuyên truyền và cổ động, thì những đúc kết về mặt lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giá trị rất lớn trong Trường ĐH Văn hóa và những người làm công tác văn hóa. Từ nền tảng lý luận đó, chúng ta tuyên truyền, cổ động làm sao để cho đời sống văn hóa của người dân phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, giữ vững định hướng văn hóa xã hội chủ nghĩa.
(TS TRỊNH ĐĂNG KHOA, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM)