游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:04:45
Nhạc sĩ Phạm Duy trong một chương trình âm nhạc của ông tại Huế
Cuối năm 2010,ạcsĩPhạmDuyvớiHuếdự đoán manchester united trong dịp nhạc sĩ Phạm Duy ra Huế giới thiệu CD “Hẹn hò” và “Mơ giấc mộng dài”, ông đã có cuộc hạnh ngộ cùng các cựu nữ sinh Đồng Khánh và một số nhân sĩ, trí thức Huế. Ngôi nhà nhỏ của GS. TS. Thái Kim Lan ở đường Bạch Đằng đón ông bằng tiếng chào thân tình, những cái xiết tay nồng ấm, những món ăn Huế đậm đà phong vị.
Ngồi giữa những người bạn, lắng nghe các nữ sinh Đồng Khánh năm xưa hát nhạc của mình, nhạc sĩ Phạm Duy tỏ ra rất hạnh phúc. Ở tuổi 90, tình yêu vẫn nồng nàn trong tâm hồn ông: yêu đời, yêu quê hương và yêu âm nhạc. Lúc ấy, ông chia sẻ: “Được trở về quê hương, gặp lại người thân, bạn bè, được giao lưu với những thế hệ sau, tôi như được sống lại thời son trẻ. Giờ tôi thấy mãn nguyện lắm, bởi tôi là người may mắn, khi ở tuổi này vẫn sáng tác, vẫn có thể nắm bắt mọi xúc cảm của con người để cho ra đời những bài ca về tình yêu”.
Trò chuyện trong một lần đến Huế vào năm 2012, nhạc sĩ kể, ông đến Huế rất nhiều lần và có nhiều kỷ niệm với Huế. Lần đầu vào năm 1944 với tư cách là ca sĩ trong gánh hát Đức Huy Charlot Miều, ông từng xuống ngủ đò, nghe ca Huế và rất thú vị khi phát hiện ra âm giai lơ lớ của Huế. Sau này, nhiều ca khúc của ông chịu ảnh hưởng từ âm giai này. “Lúc còn trẻ, đến đây tôi thấy cái gì cũng đáng nhớ. Tôi yêu cảnh vật, con người nơi đây, yêu nhạc cổ truyền của Huế. Tôi vẫn coi Huế là cái nôi của nhạc cổ truyền”, nhạc sĩ nói.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Chủ tịch Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế cho biết, nhạc sĩ Phạm Duy đã đến Huế nhiều lần và để lại cho kho tàng tân nhạc Việt Nam nhiều nhạc phẩm quý viết từ Huế và viết về Huế, như: Khối tình Trương Chi (1946), Bao giờ anh lấy được đồn Tây, Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung (1948), Tôi còn yêu tôi cứ yêu (1965)... Ông đã vận dụng âm giai ngũ cung lơ lớ của ca nhạc truyền thống Huế vào nhiều đoản khúc trong trường ca Con đường cái quan, trường ca Mẹ Việt Nam, nổi tiếng nhất là đoản khúc Nước non ngàn dặm ra đi. Phạm Duy cũng đã phổ nhạc bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, phổ nhạc 10 bài thơ của Bích Khê thành tập “Dị khúc”, trong đó có bài Huế đa tình.
Những hoạt động âm nhạc trên sân khấu cuối đời của nhạc sĩ cũng diễn ra ở Huế, tiêu biểu là các chương trình: Ngày trở về, Tôi yêu tiếng nước tôi, giới thiệu Trường ca Hàn Mặc Tử. Nhiều lần nhạc sĩ về Huế không vì hoạt động âm nhạc mà để đi thăm lại những nơi ghi dấu trong lòng ông. Ông từng bảo: “cái dạ dày của tôi để ở Sài Gòn, cái đầu của tôi luôn nhớ về Hà Nội và trái tim của tôi để ở Huế”.
Cuốn sách gồm hai phần: “Với người tình của sông Hương” và “Lời mai đây cao ngút Trường Sơn” gồm những bài viết về sự gắn bó của nhạc sĩ Phạm Duy với Huế, những kỷ niệm không thể nào quên, mối tình của nhạc sĩ với cô nữ sinh Đồng Khánh, tình cảm của người Huế dành cho ông và âm nhạc của ông, cũng như những đóng góp của nhạc sĩ với âm nhạc Việt Nam.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, không chỉ là một nhạc sĩ, Phạm Duy còn là nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông viết văn như một nhà văn, lời nhạc của ông hay, đẹp và sâu sắc như thơ. Ông còn là một nhà bình thơ. Nhạc sĩ đã bình 10 bài thơ của nhà thơ Bích Khê trước khi phổ nhạc thành tập “Dị khúc”.
Để tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Duy, người dành nhiều tình cảm cho Huế; tri ân di sản âm nhạc ông viết cho Huế, Hội Nghiên cứu & Phát triển di sản văn hóa Huế và Học viện Âm nhạc Huế phối hợp tổ chức chương trình “Nhạc sĩ Phạm Duy với Huế” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Diễn ra vào chiều 5/10 tại Học viện Âm nhạc Huế, chương trình sẽ giới thiệu sự gắn bó của nhạc sĩ Phạm Duy với Huế cũng như những sáng tác của ông dành cho mảnh đất này. Cuốn sách “Nhạc sĩ Phạm Duy biết ái tình ở dòng sông Hương” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng ra mắt độc giả trong dịp này.
Bài, ảnh: Minh Hiền
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接