发布时间:2025-01-25 11:22:59 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Thời kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ở Việt Nam có 5 đài phát thanh, thực dân Pháp gọi là “cái lưỡi của kháng chiến”, chúng tập trung bộ binh, không quân và sử dụng kỹ thuật vô tuyến để đánh phá và quấy rối. Tuy nhiên, do khẳng định vai trò, vị trí, tính năng, tác dụng của loại hình độc đáo này, cán bộ, chiến sĩ ta đã bảo vệ an toàn các đài phát sóng, đưa đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ đến các tầng lớp Nhân dân, góp phần không nhỏ vào công cuộc trường kỳ kháng chiến giành thắng lợi quyết định. Đài Tiếng nói Nam Bộ (Đài TNNB) là 1 trong 5 đài phát thanh ở Việt Nam đóng tại Thới Bình, Cái Nước, Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Theo ông Mai Văn Bộ, nguyên Trưởng Ðài TNNB, thực dân Pháp có thể đàn áp các phong trào báo chí, bỏ tù các ký giả yêu nước, đập phá các nhà in nhưng chúng không thể nào kiểm duyệt hay ngăn chặn được tiếng nói của đài phát thanh nước ta, tức tờ báo nói của kháng chiến đến với đồng bào, kể cả vùng bị địch tạm chiếm.
Ảnh tư liệu |
Bọn thực dân tìm cách huỷ diệt hoặc vô hiệu hoá Ðài TNNB, cơ quan phát ngôn của kháng chiến bằng biện pháp quân sự và kỹ thuật hoặc bằng cách tung vào vùng kháng chiến những đội biệt kích tìm và phá hoại đài. Vào đầu tháng 5/1949, sau một năm rưỡi đài phát sóng, thực dân Pháp mở rộng cuộc hành quân vào Ðồng Tháp Mười, lớp nhảy dù, lớp cho xe lội nước từ Mộc Hoá tràn xuống. Một tốp xe lội nước xông thẳng đến nơi đài đóng, tại gò Ông Mười Tải, tỉnh Ðồng Tháp Mười (nay là tỉnh Ðồng Tháp). Thấy xe lội nước của địch, anh chị em kịp thời khuân vác các bộ phận chủ yếu của đài đi giấu. Ðịch đến nơi, không phát hiện được gì nên rút lui. Ngay sau đó, anh em lắp ráp lại các thiết bị và sau mấy tiếng đồng hồ đài lại tiếp tục hoạt động.
Sau 4 lần bị tập kích, tháng 8/1949, Ðài TNNB chuyển xuống Khu 9, trên bờ Kinh 9, ấp Tân Bằng, nay là xã Tân Bằng, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Ðầu tháng 5/1950, 4 máy bay khu trục của Pháp ném bom và bắn rốc-kết trúng đài, cán bộ, nhân viên lao vào lửa cứu máy. Khi nhà cửa bị cháy rụi, anh em gom máy móc vào một chuồng heo cũ của bà con ở cạnh đó, tiếp tục sửa chữa để lên sóng như thường lệ. Xong buổi phát thanh, tất cả được tháo ra đưa xuống xuồng, xuôi sông Trẹm về Nhà Thính, nay thuộc huyện Cái Nước.
Năm 1951, từ xóm Nhà Thính, đài dời sang xóm Tân Thành, rồi qua Tân Hoà, Tân Long, Cây Gừa, nay thuộc huyện Ðầm Dơi. Ðến năm 1954, đài dời xuống Ngọc Hiển rồi chuyển lên Chắc Băng, chuẩn bị tập kết ra Bắc. Ðể tránh địch truy tìm, khi chúng dùng máy định hướng, cán bộ đài đưa máy phát lên một chiếc ghe để di dời kịp thời.
Năm 1952-1953, khi đài phát triển đến đỉnh cao, phát huy ảnh hưởng tối đa trên mặt trận thông tin tuyên truyền, địch dùng biện pháp kỹ thuật để phá làn sóng của đài làm đài bị “nhiễu” đến 80% không nghe rõ được. Các cán bộ kỹ thuật của ta nghiên cứu thực hiện biện pháp “dùng làn sóng di động” để tránh địch phá hoại. Sau 3 tháng ứng phó quyết liệt, địch bỏ cuộc, Ðài TNNB lại phát sóng bình thường, càng củng cố thêm niềm tin của đồng bào, đồng chí khắp cả nông thôn, đô thị miền Nam.
Một trong những người giúp đỡ đài về vấn đề kỹ thuật, mãi đến hoà bình chúng ta mới biết, đó là Giáo sư Lê Văn Huấn, anh của ông Lê Văn Hoạch (từng làm Thủ tướng Nam Kỳ dưới thời Bảo Ðại). Với danh nghĩa mua các linh kiện điện tử cao cấp để dạy học trò, Giáo sư Lê Văn Huấn đã tìm mọi cách cung cấp linh kiện cho kháng chiến, giúp Ðài TNNB hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.
Theo Nhà báo Lưu Quý Kỳ, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, nguyên Giám đốc Sở Thông tin Nam Bộ, trong những năm 1945-1947, hoàn cảnh của Nam Bộ rất khó khăn, địch chiếm đóng tất cả các đường giao thông thuỷ, bộ, đóng lan rộng khắp các vùng đất phì nhiêu, đông người. Căn cứ địa của ta bị thu hẹp trong những vùng đồng chua nước mặn quanh năm. Nơi căn cứ của ta vừa nhỏ hẹp, vừa thiếu thốn lúa gạo, vải vóc, vừa bị địch bao vây phong toả, hằng ngày càn quét, ruồng bố.
Dụng cụ vật liệu không có, núi rừng cũng không có để dựa vào địa hình địa thế. Ðất cứng cũng ít, quanh năm nước nổi lênh đênh không thể làm hầm núp khô ráo được. Nhu cầu đấu tranh buộc Nam Bộ phải lên tiếng. Phải nói lên tinh thần yêu nước, căm thù quân xâm lược, phải vạch trần âm mưu thủ đoạn của địch. Một số công nhân trẻ, sinh viên và trí thức yêu nước đi sưu tầm những mảnh sắt vụn, những dây điện cũ, những đèn đổi điện, những máy phát điện… lần hồi ráp lại thành máy phát thanh. Ðã dựng đài nơi bùn lầy nước đọng. Tiếng nói Nhân dân Nam Bộ không những được nghe ở Sài Gòn - Chợ Lớn, trong các vùng tạm bị chiếm ở miền Nam mà còn bay ra đến Việt kiều ở Ðông Nam Á và cả Nhật Bản với 3 buổi tiếng Việt trong ngày và 3 buổi với tiếng Pháp, Quảng Ðông và Khmer.
Có lần đài di chuyển đến một nơi sình lầy cỏ lác, không có đất để dựng phòng phát thanh, máy móc để dưới xuồng, phòng nói thì lợp và dừng kín mít bằng lá dừa nước, bên trên giăng một cái mùng lớn, phát thanh viên và ban âm nhạc chui vào mùng để phát thanh. Tuy có mùng nhưng muỗi cũng vào được. Khi há miệng để nói, muỗi bay vào. Vì vậy, trước giờ phát thanh phải có một bếp lửa, un khói thật cay để đuổi muỗi. Phòng phát thanh có lúc bị sình lầy nên phải kê 2 khúc gỗ tròn. Phát thanh viên và ban nhạc phải đứng trên 2 khúc gỗ ấy để nói, hát và đánh đàn.
Ông Phạm Hữu Tùng, cán bộ của Ðài TNNB, kể rằng: 10 phút trước giờ phát lên tiếng nói, ban nhạc đã có mặt đầy đủ trong “studio” (phòng ghi âm) để hoà lên “nhạc hiệu” rồi trực sẵn tại chỗ để đánh “nhạc đệm”, “nhạc cắt” hoặc trình bày những ca khúc phù hợp với nội dung của từng buổi phát thanh, trong khi nội dung lại thay đổi hằng ngày theo thời sự trong nước và quốc tế. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi có mặt lúc bấy giờ như: Huy Kỳ, Hoàng Mãnh, Lưu Cầu, Ðăng Ðạo, Quang Hải và các ca sĩ: Nguyễn Văn Hựu, Khánh Vân, Xuân Mai, chị Hoà, Quốc Hương, Quách Vũ. Chi hội văn nghệ trong khối văn hoá - thông tin cũng tham gia chương trình như Nguyễn Ngọc Cung, chuyên cải lương và vọng cổ; Lưu Chi Lăng diễn kịch; Dương Tử Giang, nhà báo nổi tiếng lại chuyên về hát bội… Ðồng bào đến thưởng thức đứng bao vây chật cả bên ngoài studio.
Anh chị em trong Ðài TNNB vừa công tác, vừa sản xuất tự túc. Năm 1953, cán bộ và công nhân của đài đã làm ruộng được 250 giạ lúa, đủ gạo cho cơ quan ăn trong 7 tháng. Cũng như tất cả cán bộ, bộ đội và nhân viên các cơ quan khác, anh chị em trong Ðài TNNB hằng ngày phải tự xay lúa, giã gạo, tự đi câu cá, hái rau, tự làm bếp. Biên tập viên, nghệ sĩ và công nhân thay phiên nhau hằng ngày đi lấy củi ở xa về nấu cơm, nấu nước. Số người ít, công việc chuyên môn nhiều, việc sinh sống hằng ngày càng nặng nhọc nhưng tất cả anh chị em đều làm việc hăng hái, bền bỉ. Anh chị em của đài chỉ có nguyện vọng duy nhất là làm sao cho “Tiếng nói Nam Bộ” được liên tục phát thanh suốt thời kỳ kháng chiến và nguyện vọng ấy đã đạt được.
Ông Ðỗ Tấn Huỳnh, hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Nhà Thính là một xóm nhỏ, nép bên một con rạch đổ ra sông Bảy Háp. Sông Bảy Háp lúc ấy tấp nập xuồng ghe đi lại từ Cà Mau xuống Năm Căn nhưng trong con rạch nhỏ thì hoàn toàn im ắng. Xóm này chỉ có 2 nhà ngói lớn với vườn dừa bao quanh và 3 ngôi nhà lá nhỏ của dân nghèo chuyên làm ruộng. Chúng tôi cất 2 nhà lá trên liếp dừa, 1 cho máy phát và phòng phát thanh, 1 nhà lớn hơn cho bộ phận biên tập. Vì quân số biên tập bấy giờ phát triển rất đông, anh chị em chia nhau vào nhà dân, quanh quẩn dưới bóng dừa, sinh hoạt kín đáo”.
Tuy vậy, nhận thấy việc tập trung hàng mấy trăm con người gần sông Bảy Háp lúc nào cũng tấp nập xuồng ghe thương hồ thì khó có thể giữ được bí mật nên ta chủ động tìm địa điểm thích hợp mới, đó là ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Ðầm Dơi. Trong suốt thời gian này, tập thể anh chị em đài sinh sống trong dân, được dân che chở. Nhà nhà đều ở dưới vườn dừa, phía sau là ruộng lúa. Nhiều trí thức trẻ xuất thân từ gia đình quý tộc đã chấp nhận từ bỏ cuộc sống giàu sang tình nguyện đến vùng đồng đất Cà Mau cùng tập thể đài vượt qua cảnh sống gian nan, nguy hiểm để đưa tiếng nói của cách mạng đến với người dân. Bà Huỳnh Thị Ðộ, phát thanh viên tiếng Pháp và đọc chậm bản tin tiếng Việt là một trong nhiều người như thế.
Ngày 1/12/1954, thính giả Ðài phát thanh đã nghe một lời tạm biệt lịch sự: “Ðồng bào và thính giả thân mến! Bắt đầu từ ngày mai, Tiếng nói Nam Bộ sẽ ngưng phát thanh. Theo lệnh Hồ Chủ tịch, Chính phủ Trung ương và Ðảng lao động Việt Nam, để thi hành điều khoản về đình chiến theo quy định của Hiệp định Genève, Ðài Tiếng nói Nam Bộ sẽ ngưng công tác. Bộ biên tập cùng nhân viên của đài sẽ lên đường tập kết ra Bắc. Từ ngày mai trở đi, đồng bào và thính giả thân mến của Tiếng nói Nam Bộ sẽ đón nghe Tiếng nói Việt Nam để tiếp tục theo dõi tin tức và thời sự…”.
Ra đến Hà Nội, đài được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất. Riêng máy phát sóng của Ðài TNNB ra đời ở Cà Mau, di chuyển ngang dọc ở Nam Bộ, lên tận đất nước Lào rồi trở về Hà Nội, lại phải đi sơ tán tận Lạng Sơn trong thời chiến tranh phá hoại của Mỹ trên miền Bắc. Sau cùng được đưa vào Viện Bảo tàng cách mạng Việt Nam và bản phục chế được đưa vào Bảo tàng TP Hồ Chí Minh. Cán bộ của đài được phân bố về các ngành ở Trung ương như Tổng cục Bưu điện, Thông tấn xã Việt Nam, Thư viện Trung ương, Cục Ðiện ảnh, Bộ Ngoại giao, Ban Tuyên huấn Trung ương và vào các trường đại học.
Ðài Tiếng nói Việt Nam từ Việt Bắc về tiếp quản Thủ đô với lực lượng biên tập còn ít, đảm trách Phòng Biên tập miền Bắc, anh chị em Ðài TNNB, các đài khác và một số văn nghệ sĩ miền Nam được bổ sung vào để thành lập thêm Phòng Biên tập miền Nam. Giọng nói Nam Bộ ngọt ngào thể hiện trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam như Kim Ngôn, Ngọc Ánh, Phi Nga, Lan Hương, Ngân Kiều, Lương Hưng, Minh Ðạo, Trần Phương, Trần Quang tiếp tục thắp sáng niềm tin, cổ vũ đồng bào miền Nam xông lên chiến đấu giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Gần 70 năm kể từ ngày Ðài TNNB ra đời, nhiều cán bộ, nhân viên của đài đã nghỉ hưu, một số đã về cõi vĩnh hằng nhưng những hình ảnh, hoạt động của họ vẫn đọng mãi trong tim mọi người./.
Trường Sơn Ðông
相关文章
随便看看