【bang xep hang romania】Chọn nghề

Báo Cà Mau(CMO) Còn không bao lâu nữa hành trình 12 năm đèn sách của các em học sinh cuối cấp sẽ khép lại. Thời điểm hiện tại, nhiều học sinh đã có những kế hoạch riêng sau khi tốt nghiệp THPT. Con đường mới sắp mở ra với nhiều dự định tốt đẹp trong tương lai, đây là niềm mong mỏi lớn nhất của học sinh, phụ huynh và các thầy cô giáo.

Nhiều dự định cho tương lai

Trong thời gian học cuối cấp, ngoài việc tập trung học và ôn tập bài vở, em Nguyễn Trường Vỹ, Trường THPT Thái Thanh Hoà (huyện Đầm Dơi) còn tìm hiểu thêm những thông tin về nghề nghiệp em sẽ chọn học sau khi tốt nghiệp. Không riêng Vỹ, mà với các em học sinh sắp tốt nghiệp THPT, việc lựa chọn nghề nghiệp luôn được cân nhắc.

Trường Vỹ chia sẻ: “Em chọn ngành hoá học và ngành môi trường, học tại TP Hồ Chí Minh. Em cũng tham khảo ý kiến gia đình và được gia đình ủng hộ, ba mẹ không ép buộc em học ngành nào”.

Cùng chung tâm lý với Trường Vỹ, em Huỳnh Thảo Vy, Trường THPT Ðầm Dơi cũng đã chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THPT. Mặc dù chưa đặt bút đăng ký vào hồ sơ chọn nghề, nhưng một chút lo lắng và hồi hộp là cảm giác khi Vy biết rằng việc lựa chọn này sẽ quyết định cả tương lai của bản thân.

Vy cho biết: “Em chọn ngành y đa khoa của Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ. Ðây là ngành học em được gia đình định hướng từ rất sớm nên đã chủ động học và ôn tập rất nhiều các môn của khối ngành. Những năm trước đây, ngành này lấy điểm khá cao, nhưng hy vọng với học lực tốt em sẽ vượt qua được. Hiện tại em chỉ mới chọn được một ngành và chưa biết chọn ngành nào dự trù nếu không đậu được nguyện vọng 1”.

Chọn nghề: Thích thôi chưa đủ

Những năm gần đây, các trường cao đẳng, đại học trên cả nước có rất nhiều phương thức tuyển sinh, tạo điều kiện thuận lợi hơn để học sinh có thể tham gia. Bên cạnh đó, các kênh thông tin về ngành nghề cũng rất đa dạng theo xu hướng mở. Tuy nhiên, với nhiều học sinh, việc lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân không phải là câu chuyện đơn giản.

Nhà giáo Ưu tú Mã Thị Xuân Thu, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thái Thanh Hoà (huyện Ðầm Dơi) hướng nghiệp cho học sinh lớp 12.

Nhiều năm làm công tác hướng nghiệp cho học sinh, Nhà giáo Ưu tú Mã Thị Xuân Thu, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thái Thanh Hoà, luôn hiểu rõ được những băn khoăn, trăn trở của các em khi chọn lựa ngành nghề cho tương lai.

Nhà giáo Ưu tú Mã Thị Xuân Thu cho biết: “Thực tế hiện nay vẫn còn không ít học sinh chưa chủ động trong việc chọn lựa nghề nghiệp mà chạy theo xu hướng cùng bạn bè. Một số phụ huynh vẫn còn tâm lý con mình tốt nghiệp là được. Ngoài ra, việc nắm nhiều thông tin về nghề nghiệp, trường học đối với các em còn khá mập mờ. Ðể giúp các em định hướng và có động lực phấn đấu, những người làm công tác giáo dục chúng tôi luôn cố gắng tỉ mỉ từng chi tiết khi tư vấn hướng nghiệp cho các em”.

Phó hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) Nguyễn Ngọc Nguyên đánh giá: “Ngay từ năm lớp 11 nhà trường đã làm công tác hướng nghiệp, tập trung vào năm lớp 12. Công tác hướng nghiệp luôn thu hút sự quan tâm của các em học sinh. Những thắc mắc mà hầu hết học sinh quan tâm là ngành nghề nào dễ xin việc khi ra trường, ngành nào có lương cao, phù hợp với địa phương”.

Học sinh có năng lực học tốt trường hướng các em lên những trường tốp trên, các em có học lực trung bình khuyến khích lựa chọn ngành và trường học phù hợp là cách hướng nghiệp phổ biến hiện nay tại các trường THPT. Học sinh sẽ tìm những thông tin ngành nghề theo sở thích bản thân. Việc yêu thích một ngành nghề và chọn học để gắn bó với nghề trong tương lai là điều kiện cần để phát huy hiệu quả công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ chọn nghề theo sở thích của bản thân thì vẫn chưa đủ.

Nhà giáo Ưu tú Mã Thị Xuân Thu nhấn mạnh: “Khi học sinh đặt bút chọn ngành nghề học đồng nghĩa các em sẽ đánh cược cả cuộc đời mình. Khi lựa chọn nghề nghiệp, học sinh phải đảm bảo được các yếu tố quan trọng là năng lực, sở thích cá nhân, khả năng tài chính của gia đình, hướng nghề nghiệp hiện tại và sau khoảng thời gian học như thế nào. Các em cần lưu ý, một khi đã xác định được nghề phù hợp, học sinh mới chọn trường và bước cuối cùng xem phương thức xét tuyển của từng trường”.

Bên cạnh đó, khi chọn nghề, học sinh đừng quên tham khảo ý kiến cha mẹ, thầy cô, những người đi trước. Hiểu được năng lực bản thân, tìm hiểu nghề nghiệp, thông tin thị trường sẽ giúp bản thân học sinh lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp cho tương lai. Như lời Nhà khoa học Pa-xtơ đã nói: “Không phải nghề nghiệp làm danh giá con người mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”./.

 

An Kỳ

 

Cúp C2
上一篇:Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
下一篇:Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà