【lịch thi đấu bóng đá mới nhất】Mục tiêu tới năm 2045 chuẩn hóa kỹ năng nghề quốc gia cho 50% lao động
Chuẩn hóa kỹ năng nghề cho lao động
Trong bối cảnh kinh tế phát triển,ụctiêutớinămchuẩnhóakỹnăngnghềquốcgiacholaođộlịch thi đấu bóng đá mới nhất hội nhập, nguồn nhân lực có kỹ năng cao đang trở thành tài nguyên quan trọng giữa các quốc gia trên toàn cầu. Phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao, được Đảng, Nhà nước ta xác định là một trong ba giải pháp đột phá nhằm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Tuy vậy, nhìn nhận lại thì thấy nguồn nhân lực Việt Nam vẫn còn những điểm yếu. Theo Tổng cục Thống kê, hiện tại Việt Nam có hơn 53 triệu lao động, tuy nhiên có tới 74% trong số này chưa được công nhận trình độ kỹ năng nghề. Chính bởi vậy, Bộ LĐTBXH vừa ban hành dự thảo Đề án "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Dự thảo đang được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) đưa ra lấy ý kiến các bộ ngành.
Mục tiêu tổng quát của đề án này là chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao. Từ đó, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế, nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng lao động Việt Nam bắt kịp, cùng tiến với các nước ASEAN-4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines) và tiếp cận các nước phát triển.
Trong nội dung đề án, Bộ LĐTBXH đã nêu ra các mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2030.
Mục tiêu thứ nhất, chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia (KNNQG) cho khoảng 50% lực lượng lao động. Trong đó, trên 30% lao động đạt trình độ cao có trình độ KNNQG bậc 4, 5 hoặc trình độ tương ứng. Ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, các ngành nghề kinh tế trọng điểm, ưu tiên, chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Khoảng 70% lao động đạt các bậc trình độ còn lại. Trong đó, ưu tiên lao động từ 15 đến 30 tuổi, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, lao động yếu thế.
Thứ hai, đảm bảo cơ hội tiếp cận về đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, học tập suốt đời cho trên 70% lực lượng lao động; xây dựng mới và cập nhật khoảng 500 bộ tiêu chuẩn KNNQG, 500 bộ ngân hàng câu hỏi kiến thức, bài thi thực hành tương ứng từng nghề...
Phát triển hệ thống gồm 200 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, trong đó có 60% tổ chức thuộc doanh nghiệp; 40% tổ chức đánh giá kỹ năng nghề được hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG theo hình thức trực tuyến.
Đầu tư và phát triển 3 tổ chức đánh giá kỹ năng nghề trọng điểm cấp quốc gia và 10 tổ chức cấp vùng; 1 trung tâm quốc gia và 3 trung tâm vùng dự báo các kỹ năng tương lai để đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ năng lao động thời kỳ mới.
Ngoài ra đề án cũng đặt mục tiêu như: Ít nhất 50 hội đồng kỹ năng ngành, nghề cấp ngành được thành lập; 50% trường cao đẳng, 50% cơ sở đào tạo khác có hội đồng kỹ năng ngành, nghề cấp cơ sở; đào tạo, phát triển 10.000 đánh giá viên KNNQG, khoảng 60% đánh giá viên thuộc doanh nghiệp...
Thứ ba, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG, đảm bảo trên 90% lao động được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế; nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng nghề của lực lượng lao động thuộc nhóm 80 quốc gia đứng đầu.
85% người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề gắn với đánh giá, công nhận trình độ KNNQG có việc làm, duy trì việc làm tại doanh nghiệp. Trong đó, có 90% được doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng hài lòng về chất lượng; 90% người lao động được tuyển dụng, sử dụng, trả tiền công, tiền lương theo trình độ kỹ năng nghề.
Thứ tư, phấn đấu để 80% lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng, năng lực cơ bản; tiến tới phổ cập kỹ năng, năng lực cơ bản cho người lao động.
Định hướng đến năm 2045, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao; nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng nghề lực lượng lao động thuộc nhóm 60 nước đứng đầu, góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao.
Nâng cao kỹ năng lao động là điều kiện tiên quyết nếu muốn phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. (Lớp thực hành kỹ năng nghề phục vụ nhà hàng. CĐ Kiên Giang) |
8 nhóm giải pháp nâng tầm kỹ năng lao động
Để hoàn thành các mục tiêu trên, Bộ LĐTBXH đưa ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp.
Nhóm nhiệm vụ và giải pháp thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển kỹ năng nghề cho người lao động trong thời kỳ mới. Trong đó có nhóm thể chế, chính sách chung và nhóm chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với người lao động và doanh nghiệp.
Nổi bật lên là chính sách cho vay ưu đãi và cấp phát thẻ phát triển kỹ năng nghề có giá trị tương đương từ 1 - 3 tháng lương tối thiểu vùng cho người lao động, cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cho giảng viên... Các mức hỗ trợ, ưu đãi tùy theo độ tuổi và nhu cầu của người lao động, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, giảng viên...
Ngoài ra, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia tư vấn, định hướng nghề nghiệp, hoặc tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề tại doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động tham gia đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG tại doanh nghiệp, thì chi phí tham gia được tính một cách hợp lý để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giải pháp thứ hai, tổ chức thông tin, tuyên truyền, tôn vinh về nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chuẩn hóa và phát triển kỹ năng lao động.
Thứ tư, xây dựng tiêu chuẩn KNNQG và nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ KNNQG.
Thứ năm, thúc đẩy đào tạo gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và hình thành hội đồng kỹ năng ngành, nghề các cấp.
Thứ sáu, phát triển đội ngũ lao động chất lượng cao, chuyên gia có trình độ kỹ năng nghề cao.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về phát triển kỹ năng lao động Việt Nam và tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động.
Cuối cùng, tăng cường kiểm tra, đánh giá, tổng kết kết quả nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam.
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, sau khi hoàn tất lấy ý kiến các bộ ngành, người dân, đơn vị này sẽ tổng hợp, hoàn thiện gửi Bộ LĐTBXH để trình Chính phủ cho ý kiến trước khi ban hành.
Kỹ năng lao động quyết định tới năng suất lao động và thu nhập Kỹ năng lao động quyết định tới năng suất lao động và thu nhập, cải thiện cuộc sống, và tạo ra giá trị cho xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở các nước châu Âu nếu số ngày đào tạo kỹ năng tăng thêm 1% thì năng suất lao động tăng thêm 3%, 16% tăng trưởng năng suất lao động tổng thể là nhờ vào đào tạo kỹ năng. |
相关文章
Kaspersky cảnh báo gia tăng nguy cơ tin tặc tấn công ngân hàng
Ảnh minh họa. (Nguồn: techtechnik.com)Công ty an ninh mạng Kaspersky của Nga cho biết một vài năm tr2025-01-25Võ sĩ Nhật dùng tuyệt kỹ Châu Tinh Trì, bám dai như đỉa buộc đối thủ xin thua
(VTC News) - Võ sĩ Nhật Bản Tatsuro Taira khiến đối thủ phải xin thua bằng kỹ thuật đeo bám giống nh2025-01-25Thiếu Haaland, Man City vất vả thắng đội hạng Hai
(VTC News) - Man City bỏ lỡ hàng loạt cơ hội nguy hiểm khi Erling Haaland không góp mặt, thậm chí su2025-01-25Varane giải nghệ: Chạm đáy ở Man Utd, rời đi vẫn không hết vận đen
(VTC News) - Raphael Varane tuyên bố giải nghệ trên mạng xã hội Instagram, khép lại sự nghiệp thi đấ2025-01-25Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
XEM CLIP:Cơ quan chức năng kiểm tra mức độ ô nhiễm ở suối Đá BànNgày 22/82025-01-25'Trâu nước' dính cú lừa đau đớn, tưởng thắng đến nơi bỗng ăn đòn sấp mặt
(VTC News) - Fabio Cherant (biệt danh "Trâu nước") thất bại đầy cay đắng trước Williams Knight vì đò2025-01-25
最新评论