【kèo nhà cái.5.com】Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung,ếptụchonthiệnphpluậtvềđấtđkèo nhà cái.5.com sửa đổi một số quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ); thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai... Hiện tại, dự thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân.
Một góc quy hoạch và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Vị Thanh.
Qua thực tế gần 10 năm triển khai thi hành, Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ một số bất cập cần được sửa đổi, thay thế phù hợp. Đơn cử như quy định về quyền sử dụng đất cấp cho hộ, quy định này có liên quan tới rất nhiều các gia đình đang sở hữu chung đất.
Theo ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, trước đây, chúng ta thường bắt gặp những “sổ đỏ” cấp cho cả gia đình, nhưng chỉ ghi tên chủ hộ hoặc người đại diện và kèm theo chữ “Hộ ông, hộ bà, hộ ông bà…” ở đằng trước tên. Đến khi mua bán, thế chấp, việc lấy ý kiến của tất các thành viên gia đình vô cùng phức tạp.
“Với quy định trên, thực tế đã xảy ra tình trạng có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhưng lại tự ý chuyển nhượng cho người khác mà không có sự đồng ý của những người chung quyền sử dụng đất còn lại, gây ra nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai”, ông Mạnh chia sẻ.
Khắc phục tình trạng này, Điều 143, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định: Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp 1 GCNQSDĐ ghi đầy đủ tên thành viên trên GCNQSDĐ và trao cho người đại diện. Đối với trường hợp GCNQSDĐ đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi GCNQSDĐ và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp 1 GCNQSDĐ ghi tên đại diện hộ gia đình trên GCNQSDĐ và trao cho người đại diện hộ gia đình. Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên GCNQSDĐ do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Quy định này khi đi vào thực tế sẽ hạn chế rất nhiều việc tranh chấp đất đai giữa các thành viên hộ gia đình.
Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng sẽ có thay đổi, Điều 203, Luật Đất đai hiện hành quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau: tranh chấp đất đai mà đương sự có GCNQSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do tòa án nhân dân giải quyết; tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Điều 225 đã quy định thống nhất theo hướng: Tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai và tài sản gắn liền với đất do TAND giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Về phía UBND các cấp sẽ có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho TAND giải quyết theo thẩm quyền khi được yêu cầu.
Một vấn đề được quan tâm không kém là đề xuất liên quan đến việc công nhận quyền cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng. Theo đó, dự thảo mới quy định, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày 1-7-2014 mà không có các giấy tờ theo quy định, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng và không phải nộp tiền sử dụng đất.
Cùng với đó, điều kiện để được công nhận phải đảm bảo thửa đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai; thửa đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp không thuộc trường hợp lấn, chiếm, tranh chấp đất đai, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định trên thì được Nhà nước ghi nhận là người đang sử dụng đất tại thời điểm đăng ký, được tạm thời quản lý đất cho đến khi Nhà nước có quyết định xử lý theo quy định của Chính phủ.
Hiện nay, dự thảo Luật Đất đai đang được lấy ý kiến rộng rãi người dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang từ ngày 7 đến ngày 20-2-2023,
Bài, ảnh: B.B