您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ltd bd vleague】Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh 正文

【ltd bd vleague】Bệnh sốt xuất huyết tăng nhanh

时间:2025-01-25 00:17:46 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, với số ltd bd vleague

Báo Cà MauTình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Số ca SXH nặng cũng ở mức cao.

Tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn tỉnh đang diễn biến phức tạp, với số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Số ca SXH nặng cũng ở mức cao.

Tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, đơn vị tuyến đầu của tỉnh về điều trị SXH, số ca phải nhập viện điều trị đang tăng hằng ngày. Bác sĩ Phạm Minh Pha, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi, cho biết: “Trong 2 tháng gần đây, tình hình bệnh SXH diễn biến rất phức tạp. Hiện trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 15 trường hợp bệnh SXH, trong đó số ca nặng phải truyền dịch cũng tăng so với năm trước. Hiện bệnh viện có 5 trường hợp SXH nặng phải truyền dịch, sau quá trình điều trị đã ổn định, đang được tiếp tục theo dõi tại Khoa Hồi sức cấp cứu”.

Trẻ mắc bệnh SXH đang được điều trị tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau.

Theo dự báo của Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP), tình hình bệnh SXH trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp hơn so với những năm trước. Không chỉ riêng Cà Mau mà nhiều tỉnh lân cận bệnh SXH cũng tăng mạnh, do đó công tác phòng, chống dịch đang được các ngành chức năng tăng cường không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Dân, Giám đốc Trung tâm YTDP, cho biết, đầu năm đến nay, số ca SXH được thống kê hơn 400 ca, tăng hơn 89% so với cùng kỳ năm 2014. Bệnh SXH vẫn tập trung chủ yếu ở TP Cà Mau, Thới Bình, Trần Văn Thời, Ðầm Dơi, đây là những nơi có ổ dịch cũ và có số ca mắc cao những năm gần đây. Tính riêng tuần từ ngày 14-20/9, toàn tỉnh có 36 ca SXH; từ đầu tháng 9 đến ngày 20/9 có 73 ca mắc.

Công tác phòng và điều trị bệnh đang được tăng cường. Bác sĩ Phạm Minh Pha, Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi, cho biết: “Hiện bệnh viện đã thành lập ban phòng, chống SXH với các bác sĩ chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị SXH tại bệnh viện. Ngoài ra, chúng tôi cũng thành lập tổ tư vấn phòng, chống và điều trị SXH nhằm kịp thời tư vấn cho các huyện khi có yêu cầu. Bệnh viện cũng thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các cuộc gọi từ các bệnh viện tuyến huyện cũng như liên hệ với Bệnh viện Nhi đồng I nhờ tư vấn khi có trường hợp nặng”.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Sản - Nhi cử các bác sĩ, điều dưỡng chuyên về điều trị bệnh SXH đi tập huấn tại Bệnh viện Nhi đồng I, sau đó đội ngũ bác sĩ này sẽ về phổ biến lại cho các đồng nghiệp tại bệnh viện và các bệnh viện tuyến huyện. Qua đó, thống nhất điều trị theo đúng phác đồ điều trị SXH của Bộ Y tế cũng như của Bệnh viện Nhi đồng I. Bệnh viện Sản - Nhi cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch truyền nhằm tiếp nhận và điều trị kịp thời cho bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Minh Pha khuyến cáo: Bệnh SXH có thể nặng bất ngờ và gây tử vong cao nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Nếu trẻ sốt cao liên tục 2 ngày trở lên có kèm xuất huyết (nổi chấm đỏ ở da, ói ra máu, chảy máu mũi, máu chân răng...) phải đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám ngay. Khi chăm sóc trẻ SXH tại nhà, phụ huynh phải cho trẻ uống nhiều nước (nước nấu chín, nước trái cây, nước biển khô...). Hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát bằng nước ấm, uống paracetamol theo toa. Theo dõi trẻ thường xuyên và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có một trong những dấu hiệu sau: trẻ li bì hoặc bứt rứt; trẻ ói mửa nhiều lần; đau bụng nhiều; chân tay lạnh; ói ra máu, tiêu ra máu, chảy máu chân răng; tiểu ít...

Để phòng bệnh hiệu quả, các bậc phụ huynh cần giữ trẻ không bị muỗi đốt, ngủ mùng kể cả ban ngày, mặc quần áo dài tay cho trẻ và sử dụng thuốc trừ muỗi, nhang trừ muỗi... Cần diệt muỗi và lăng quăng thường xuyên, đậy kín các hồ, lu, dụng cụ chứa nước sử dụng và súc rửa thường xuyên. Dọn dẹp những chỗ đọng nước trong và quanh nhà, giữ nhà cửa sạch và thoáng.

Bác sĩ Phạm Minh Pha thông tin, trường hợp dịch SXH diễn  biến phức tạp hơn thì bệnh viện đã có chuẩn bị khoa Liên chuyên khoa hiện chưa sử dụng để tiếp nhận các ca SXH nhằm đảm bảo tốt công tác điều trị cũng như phòng, chống lây truyền tại bệnh viện.

Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch hiệu quả, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, Trung tâm Y tế dự phòng đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch ở các địa phương. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện có số ca mắc cao, những địa phương có ổ dịch nhỏ... nhằm phát hiện và tiến hành các biện pháp dập dịch kịp thời.

Theo ngành chức năng, năm nay là năm đúng chu kỳ dịch sốt xuất huyết, do đó công tác giám sát, xử lý ổ dịch phải được đặc biệt quan tâm. Ngoài các biện pháp chuyên môn thì công tác truyền thông giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc chủ động phòng bệnh phải được coi trọng và tiến hành đồng bộ. Nguyên nhân số ca mắc SXH gia tăng một phần là do ý thức vệ sinh môi trường của một số hộ dân chưa tốt; ý thức người dân về phòng, chống bệnh SXH chưa cao./.

Bài và ảnh: Ðặng Duẩn