Vị trí và đường đi của bão số 13. (Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương)
Sáng 11-11,ốảnhhưởngtrựctiếpđếnTrungTrungBộvagraveNamTrungBộti lệ kèo 88 tại Hà Nội, ông Phạm Đức Luận, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chủ trì cuộc họp về việc ứng phó với hoàn lưu bão số 12 và theo dõi diễn biến bão số 13.
Bão Vamco vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 13
Phó giáo sư, tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm nhận định cơn bão Vamco sẽ vào Biển Đông trong khoảng ngày 12-11, trở thành bão số 13 của Việt Nam trong năm 2020 với sức gió mạnh nhất đạt cấp 12, giật cấp 15.
Dự báo bão số 13 có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ trong khoảng các ngày 14 và 15-11.
Cụ thể, hồi 7 giờ ngày 11-11, bão số 13 có vị trí ở khoảng 14,6 độ Vĩ Bắc; 124,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 300km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Đến 19 giờ ngày 11-11, bão số 13 di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, có khả năng mạnh thêm.
Từ 19 giờ ngày 11-11 đến 7 giờ ngày 12-11, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào biển Đông, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 119,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 810km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.
Từ 7 giờ ngày 12-11 đến 7 giờ 13-11, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km; vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 115,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Từ 7 giờ ngày 13-11 đến 7 giờ ngày 14-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 7 giờ ngày 14-11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.
Từ 7 giờ ngày 14-11 đến 7 giờ ngày 15-11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km.
Theo dõi chặt diễn biến bão số 13 và hoàn lưu mưa sau bão số 12
Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận yêu cầu Văn phòng thường trực phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi chặt diễn biến bão số 13, hoàn lưu sau bão số 12, kịp thời đề xuất các phương án để chỉ đạo, điều hành việc ứng phó bão, mưa lũ hiệu quả, sát diễn biến thực tế; ban hành kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo phục vụ công tác chỉ đạo, truyền thông.
Phó Chánh Văn phòng Phạm Đức Luận yêu cầu lực lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền, hướng dẫn, thông báo cho tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến của cơn bão 13 để chủ động phòng, tránh.
Neo đậu tàu thuyền tránh trú bão
Cùng với đó, các đơn vị chức năng cần phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục duy trì lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ xảy ra sạt lở; tăng cường cảnh báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông cơ sở, đồng thời tiếp tục khắc phục hậu quả mưa, bão đợt vừa qua; khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, nhất là tại các khu vực bị lũ quét, sạt lở đất và những nơi trũng, thấp còn bị ngập lụt, chia cắt.
Chỉ đạo quyết liệt, ứng phó kịp thời
Trước đó, sáng 10-11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó với sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về công tác chỉ đạo ứng phó với các cơn bão số 12 và 13
Ngày 10-11, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến dẫn đầu đã tổ chức họp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để hỗ trợ địa phương khôi phục sản xuất sau lũ.
Cùng ngày, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức Đoàn công tác phối hợp với địa phương khắc phục tình trạng sạt lở đất, lũ quét tại tỉnh Quảng Ngãi.
Chính quyền các địa phương đã tổ chức đoàn công tác, huy động lực lượng ứng phó với bão và tình hình mưa lũ sau bão; rà soát, thống kê thiệt hại và triển khai khắc phục hậu quả, đồng thời tổ chức di dời, sơ tán 4.059 hộ với 13.923 người khỏi các khu vực nguy hiểm (Phú Yên có 1.990 hộ với 6.139 người; Khánh Hòa có 996 hộ với 83.496 người, Bình Định 1.073 hộ với 4.288 người).
Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên đã quyết định cho học sinh nghỉ học ngày 10-11.
Đến ngày 11-11, học sinh tại các huyện Vạn Ninh và Ninh Hòa (Khánh Hòa) tiếp tục được nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Bão số 12 và hoàn lưu sau bão gây nhiều thiệt hại
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến sáng 11-11, bão số 12 và mưa lũ sau bão đã làm 2 người chết (1 người ở Quảng Nam và 1 người ở Bình Định); 1 người mất tích tại Phú Yên; 5 người bị thương (tại Bình Định 1 người, tại Phú Yên 1 người, tại Khánh Hòa 3 người); 5 nhà sập (tại Khánh Hòa); 308 nhà tốc mái, hư hỏng (tại Bình Định 7 nhà, tại Phú Yên 8 nhà, tại Khánh Hòa 293 nhà); khoảng 1.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi tại Phú Yên; 1.745ha lúa bị ngập, hư hỏng tại Khánh Hòa; 1 tàu cá bị chìm khi neo đậu tại Khánh Hòa.