Tiềm năng còn nhiều Việt Nam hiện có 4 hãng hàng không đang hoạt động Vietnam Airlines,ịtrườnghàngkhôngViệtThờicủacáchãngbaytưnhânđãđiểnhan dinh newcastle Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco. Giai đoạn 2010-2017, thị trường vận tải hàng không Việt Nam tăng trưởng đạt mức 16,64%/năm về hành khách, 14%/năm về hàng hoá. Riêng 6 tháng đầu năm 2018, vận tải hành khách đường hàng không đạt mức 24,6 triệu lượt khách, tăng 15,2%; vận tải hàng hóa đạt 176,4 nghìn tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Năm 2017, khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đạt 12,9 triệu lượt, cùng với đó có 7,5 triệu lượt người Việt Nam du lịch ra nước ngoài và trên 70 triệu lượt người Việt du lịch trong nước. Đa số khách hàng đã lựa chọn hàng không là phương thức di chuyển. Theo Hội đồng Tư vấn du lịch và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân, với 21 sân bay đang hoạt động, tổng công suất khoảng 75 triệu khách/năm, nếu so sánh với nhiều quốc gia ngay trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang thua kém về mức độ tự do hóa cao trong hàng không. Điển hình như tại Thái Lan, quốc gia này chỉ có dân số bằng 72% Việt Nam, nhưng số lượng hãng hàng không tại đây nhiều gấp 4 lần và số lượng du khách quốc tế hàng năm cao gấp 3 lần… Từ thực trạng này, Hội đồng Tư vấn du lịch và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho rằng, cần tạo điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không; đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng sân bay; đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, vận hành sân bay... “Việc mở cửa bầu trời, tăng thêm hãng hàng không sẽ giúp cơ cấu thị trường thay đổi vì du lịch có thể tiếp cận đến nhiều phân khúc khác, tạo ra những thị trường mới hoàn toàn. Chẳng hạn, cũng là thị trường Trung Quốc nhưng có thể kết nối Hà Nội đến Thẩm Quyến, Thiên Tân... mở ra những thị trường cao cấp hơn”, một thành viên thuộc Hội đồng Tư vấn du lịch và Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân bình luận. Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam sẽ trở thành thị trường hàng không tăng trưởng mạnh thứ 5 trên thế giới về lượng khách quốc tế và hàng hóa được vận chuyển. Còn trong nước, tỷ lệ người dân đi máy bay đang tăng nhanh. Với dân số gần 100 triệu người, hàng không nội địa sẽ tăng trung bình 15%/năm trong thời gian tới. Với dự báo như vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong tương lai gần, Việt Nam sẽ cần khoảng 10 hãng hàng không mới. Với nhu cầu lớn như vậy, trong khi các hãng bay do nhà nước quản lý không được lập mới thì sự ra đời của các hãng bay tư nhân là điều tất yếu để đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người dân trong việc lựa chọn các phương tiện đi lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, do hạ tầng hàng không Việt Nam đang quá tải. Việc có thêm các hãng bay mới có thể gây áp lực lên hạ tầng sân bay. Điểm nghẽn đang dần được tháo bỏ Trước nhu cầu phát triển hàng không ngày một tăng, trong khi hạ tầng đang hạn hẹp, vài năm trở lại đây, nhiều nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng bỏ vốn đầu tư hạ tầng hàng không. Đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng không được cho là lợi nhuận thu hồi lâu nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, lan tỏa cho phát triển kinh tế vùng, nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hiện có 5 dự án hạ tầng cảng hàng không có vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân được triển khai và đang xin chủ trương đầu tư, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn; Nhà ga hành khách quốc tế, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết, Cát Bi và Chu Lai… Sự tham gia góp sức này của các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần mở rộng hạ tầng cho ngành hàng không Việt Nam để sẵn sàng đón thêm nhiều chuyến bay mới. |