【kết quả nashville】PCI 2023: Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu, TPHCM đứng yên, Hà Nội giảm 8 bậc
Đồng Tháp: Cải thiện PCI hướng đến sự hài lòng,ảngNinhtiếptụcđứngđầuTPHCMđứngyênHàNộigiảmbậkết quả nashville sự thành công của doanh nghiệp PCI 2022: Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu, Bắc Giang bất ngờ vươn lên vị trí thứ 2 Hải quan Hải Phòng nỗ lực góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố |
Đại diện top 10 địa phương đạt chỉ số Xanh cấp tỉnh PGI 2023. Ảnh: H.D |
Báo cáo Chỉ số PCI và PGI là ấn phẩm thường niên do VCCI thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác tư nhân nhằm thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và thân thiện với môi trường. Báo cáo PCI-PGI 2023 được xây dựng từ thông tin phản hồi của 10.676 doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Top 30 địa phương trong bảng xếp hàng PCI 2023. |
Năm nay, báo cáo PCI tiếp tục chỉ công bố thứ hạng của top 30 địa phương về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh. Báo cáo cho rằng, việc chỉ công bố 30 địa phương dẫn đầu nhằm khuyến khích các địa phương tập trung nỗ lực bước vào nhóm dẫn đầu PCI hàng năm.
Theo đó, tiếp tục đứng đầu năm thứ 7 liên tiếp là Quảng Ninh với 71,25 điểm. Địa phương này ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, khi chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước. Cùng với đó, Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như đứng thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp.
Đứng thứ 2 là Long An khi vươn lên từ vị trí thứ 10 của năm ngoái. Các doanh nghiệp đánh giá cao địa phương này trong về nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức, cải cách thủ tục hành chính, cũng như được đánh giá cao về tính năng động, tiên phong của bộ máy chính quyền…
Tiếp đến là Hải Phòng, Bắc Giang, Đồng Tháp – chỉ thay đổi nhẹ so với năm trước. Các tỉnh Bến Tre, Hậu Giang và Phú Thọ là “gương mặt mới” trong top 10 của bảng xếp hạng PCI 2023 so với năm 2022. Các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế tiếp tục duy trì chuỗi 3 năm liên tiếp trong top 10. Tỉnh Hậu Giang cũng có bước chuyển từ top 20 của PCI 2022 sang top 10 của PCI 2023, đánh dấu chuỗi cải thiện thứ hạng liên tục từ năm 2017 tới nay. Tỉnh Phú Thọ lần đầu tiên có mặt trong nhóm 10 tỉnh có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước.
Nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong PCI 2023 có một số “gương mặt mới” so với năm 2022. Đó là các tỉnh Hải Dương, Bình Thuận, Ninh Bình, Tây Ninh, Đắk Nông, Cà Mau, Tiền Giang và Thanh Hóa, đặc biệt là cú nhảy vọt của Đắk Nông lên vị trí thứ 21, trong khi những năm trước thường nằm trong top cuối.
Năm nay, TPHCM tiếp tục đứng ở vị trí thứ 27, trong khi Hà Nội tụt từ vị trí 20 của năm 2023 xuống đứng thứ 28.
Phát biểu tại buổi lễ công bố, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho hay, kết quả khảo sát phản ánh trong Báo cáo PCI và PGI 2023 đã cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực tích cực của chính quyền các tỉnh thành phố trong nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh so với trước đây.
Cụ thể là chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh tiếp tục xu hướng cải thiện theo thời gian, công tác hỗ trợ doanh nghiệp có chuyển biến tích cực. Chi phí không chính thức tiếp tục chiều hướng giảm. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải chi trả chi phí không chính thức năm 2023 là 33,3%, giảm mạnh từ mức 66% của các năm 2015-2016 và mức kỷ lục 70% vào năm 2006 khi chỉ tiêu này lần đầu tiên được đưa vào khảo sát…
Top 30 địa phương trong bảng xếp hạng PGI 2023. |
Báo cáo PCI và PGI 2023 cũng ghi nhận những chuyển động tích cực trong môi trường kinh doanh Việt Nam từ góc nhìn của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang trên đà phục hồi ổn định sau đại dịch, khi tỷ lệ doanh nghiệp FDI báo lãi trong năm 2023 tăng nhẹ lên mức 46,5%; tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ giảm xuống 42,3%.
Tuy nhiên, Báo cáo PCI và PGI 2023 cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng có một số điểm cần quan tâm, như trở ngại trong tiếp cận đất đai có dấu hiệu gia tăng, môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng, tính năng động, tiên phong của cán bộ chính quyền địa phương có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong hoạt động…
Sau khi thí điểm vào năm 2022, năm nay VCCI đã hoàn thiện và công bố Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). Đây là bộ chỉ số cung cấp thông tin đầu vào từ thực tiễn kinh doanh để hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành phố trong công tác quản trị môi trường, cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường. Năm nay, Quảng Ninh tiếp tục nhận "cú đúp" khi dẫn đầu về PGI.
Phân tích của báo cáo PCI-PGI 2023 cho thấy điểm số PGI cao tương ứng với chất lượng môi trường và khả năng ứng phó, chống chịu thiên tai, biến đổi khí hậu tốt hơn tại các địa phương. Tuy nhiên, chính quyền các tỉnh, thành phố đang gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm, triển khai các sáng kiến, giải pháp về môi trường tại địa phương, thiếu nguồn lực và năng lực chuyên môn, khả năng phối hợp trong xử lý các vấn đề vùng/liên vùng, hoặc doanh nghiệp chưa có đủ nhận thức và động lực thay đổi.
相关推荐
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Cô học trò vùng bãi ngang vượt khó
- Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2022: Cần sự bứt phá
- Tăng học phí, phải tránh gây “sốc” cho người học
- Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- Thu hẹp khoảng cách giáo dục cùng chương trình học bổng kiến tạo Vinschool năm học 2022
- Sau 2 năm triển khai, hệ thống Core mới của VietinBank hoạt động như thế nào?
- Lính biên phòng Belarus ngăn chặn UAV do thám từ Ukraine