当前位置:首页 > Thể thao

【tỷ số đội】Giảm nghèo bền vững từ chính sách việc làm

Sản xuất hàng dệt may tại Cụm Công nghiệp An Hoà  

Sau nhiều lần cầm đơn đi xin việc làm ở nhiều nơi, song em Nguyễn Văn Dũng, trú tại phường Hương Sơ, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo của thành phố vẫn không xin được việc làm do các đơn vị không có nhu cầu tuyển dụng. Tháng 4/2023, sau khi nghe  UBND TP. Huế thông báo phối hợp với Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp tổ chức “Ngày tư vấn, giới thiệu việc làm”, Dũng mang hồ sơ đến và được tư vấn, giới thiệu vào làm việc tại Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú.

“Qua thời gian thử việc, hiện em đã có viêc làm ổn định với mức thu nhập hơn 5 triệu đồng/tháng, đồng thời được chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo an sinh lâu dài nên khá yên tâm”, Dũng chia sẻ.

Để tạo việc làm cho con em các hộ nghèo, cận nghèo và gia đình có điều kiện khó khăn, Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội TP. Huế thường xuyên phối hợp với các doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn tỉnh, như: Tập đoàn Dệt may VinaTex, đóng tại Khu công nghiệp Phú Đa; Công ty CP Vinatex Quốc tế, Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú… tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người dân phường Thuận An, Hương Sơ, An Hoà; tạo cơ hội việc làm cho hơn 150 lao động hoạt động tại Khu Công nghiệp Phú Đa và Cụm công nghiệp An Hoà.

Nhiều phiên giao dịch việc làm được TP. Huế tổ chức tạo cơ hội cho NLĐ tìm được việc làm phù hợp

Theo thống kê từ UBND TP. Huế, từ đầu năm đến nay, thông qua các phiên giao dịch, ngày hội việc làm cũng như liên kết với các DN trên địa bàn đã giải quyết việc làm cho hơn 2.400 lao động, trong đó 50% lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần giúp các gia đình giảm gánh nặng về kinh tế, tiếp cận với các chính sách an sinh về lâu dài.

Cùng với công tác tuyển dụng, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) TP. Huế liên kết tổ chức Reach đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho đối tượng thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Tính đến nay, đã chiêu sinh và đào tạo 2 khóa học gồm 154 học viên, gồm các ngành nghề, như bàn bar (41 học viên), nghiệp vụ chăm sóc da và làm móng (36 học viên), thiết kế đồ họa (31 học viên) và kỹ thuật chế biến món ăn (46 học viên).

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để thực hiện mục tiêu GNBV giai đoạn 2023- 2025, thời gian tới thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong GNBV; phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các nguồn lực trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, tiếp tục huy động các nguồn lực từ DN, đoàn thể, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tập trung giải quyết thiếu hụt các chỉ số về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt… để thực hiện tốt công tác giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai chương trình nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn đã được giao trong năm 2023; kiện toàn, nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh cho các đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện các dự án của chương trình.

分享到: