【soi kèo torino vs verona】Kinh tế tăng trưởng, nhưng ‘đang đứng kiễng chân’
Đây là ý kiến của ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch năm 2016 diễn ra sáng nay,ếtăngtrưởngnhưngđangđứngkiễngchâsoi kèo torino vs verona 3/11.
Muốn tiếp tục tăng trưởng, cần động lực mới
Theo ĐB Trần Du Lịch, tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua đã đạt được nhiều điểm tích cực. Trong đó, về kinh tế đối nội, điểm nổi bật nhất là Việt Nam đã đạt được những thành quả về vĩ mô như kiềm chế lạm phát, khắc phục những nguy cơ về mất thanh khoản ngân hàng,... “Kinh tế từ quý II/2013 đã chạm đáy của suy giảm và tăng trưởng lại nhưng còn yếu ớt”, ĐB đánh giá.
Cũng theo ĐB Lịch, kinh tế đối ngoại thời gian qua đã tăng trưởng tương đối toàn diện, với nhiều thành tựu như: Quan hệ xuất khẩu, đầu tư, tín dụng,... đặc biệt là vấn đề hội nhập.
Một điểm nhấn tiếp theo được ĐB đánh giá cao là những thành tựu về cải cách thể chế, mà nổi bật nhất là sửa đổi một hệ thống pháp luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,... để tạo một môi trường thể chế mới tới đây, cùng với đó là những nỗ lực thực hiện của Chính phủ đối với Nghị quyết 19 về cải cách hành chính.
“Tựu chung lại, về phần được, nếu nhìn tổng quan như một cánh rừng, thì chúng ta đã tạo được một giai đoạn ổn định để mở ra một giai đoạn tăng trưởng mới”, ĐB Trần Du Lịch nói.
Cho ý kiến về mặt tồn tại, cũng như nhiều ĐB khác, ĐB Trần Du Lịch bày tỏ sự đồng tình với 9 điểm khó khăn mà Chính phủ có nêu. Tuy nhiên, “nếu nhìn trong tổng thể 5 năm, có 21 mục tiêu vẫn còn 9 mục tiêu không hoàn thành. Và điểm đáng lưu ý là trong 9 mục tiêu này đều rơi vào các mục tiêu về chất lượng tăng trưởng, chẳng hạn như: Tổng đầu tư xã hội/GDP, các sản phẩm công nghệ cao, năng suất lao động,...”, ĐB phân tích thêm.
Do vậy, nếu nhìn tổng thể những điểm được và chưa được, ĐB Lịch đặt vấn đề: “Liệu trong 5 năm tới, chúng ta có thể tăng trưởng cao hơn giai đoạn vừa rồi, năm sau cao hơn năm trước như đã đề ra hay không”?
Trên góc nhìn tổng thể như vậy, ĐB cho rằng, nỗ lực chúng ta đạt được nói như dân gian, chúng ta “đã đứng nhón gót”, hay “kiễng chân lên rồi”,...Do vậy, muốn phát triển tiếp cần phải có động lực mới. Tăng trưởng kinh tế năm nay dự kiến đạt 6,5%-6,7%, có nghĩa là chúng ta đạt tăng trưởng tiềm năng, bởi kinh tế vĩ mô đang đứng trước 4 điểm hạn chế.
Theo đó, thứ nhất, tổng đầu tư xã hội giảm. Thứ hai, ngành nông nghiệp đạt nhiều kết quả, nhưng phải chăng đã chạm trần tăng trưởng và đang suy giảm nếu thiếu động lực mới trong tái cấu trúc.
Thứ ba, kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước một thời gian dài “chết” quá nhiều và xảy ra một hiện tượng là doanh nghiệp FDI thì tồn tại tốt, còn doanh nghiệp trong nước thì phát triển yếu kém. “Nếu chúng ta duy trì sự tăng trưởng mà dựa vào FDI, thì rõ ràng phát sinh mâu thuẫn trong nền kinh tế, bởi xét cho cùng thì FDI vẫn là nợ quốc gia, GDP tăng nhưng lợi tức quốc gia giảm vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng nguồn vốn đưa ra”, ĐB cho hay.
Thứ tư, chúng ta vẫn gặp một số khó khăn về chi tiêu ngân sách, nợ công,... sẽ ảnh hưởng tới dư địa để kích tổng cầu cho giai đoạn sau này.
Do vậy, từ 2016 trở đi, ĐB Trần Du Lịch đồng tình với mục tiêu tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,5%-7,0%, nhưng để đạt được mục tiêu này phải cần có động lực mới, nếu không có động lực mới rất khó đạt được mục tiêu.
Quốc hội cần ra Nghị quyết về nợ xấu
ĐB Trần Du Lịch cho rằng, đối với chính sách tiền tệ, mặc dù đánh giá cao những kết quả đạt được; tuy nhiên, vấn đề trước mắt, để đạt được mục tiêu rất khó là giảm lãi suất ngân hàng. Đồng thời, những kết quả đạt được của công tác tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là cơ sở để nâng cao quản trị và phát triển, nếu không biết tận dụng những kết quả hiện nay để tiếp tục phát triển hơn nữa thì rất có thể lại mất ổn định trở lại. Bên cạnh đó, để kích thích tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước cần tính toán để tỷ lệ tăng trưởng tín dụng phải bằng 4 lần tăng trưởng GDP, bình quân khoảng 20% trong giai đoạn mới.
Về chính sách tài khóa, theo ĐB, cần xem lại công tác cân đối thu chi, phải giảm chi thường xuyên bằng nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề cải cách hành chính. Tiếp đó, cần tiếp tục tái cơ cấu nợ công để giảm áp lực cho nợ công, trong đó kể cả vấn đề phát hành trái phiếu.
Cùng với đó, cần giải quyết đồng bộ các vấn đề giữa các thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm. Bởi hiện này, gánh nặng về vốn của nền kinh tế đang đặt gánh nặng lớn vào các ngân hàng thương mại.
Về nông nghiệp, vấn đề lớn nhất hiện nay là làm thế nào để đổi mới phương thức sản xuất để tăng cường khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Về công nghiệp, đề nghị Quốc hội sớm cho định hướng về công nghiệp hỗ trợ, gắn với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Riêng về bài toán về nợ xấu ngân hàng, ĐB Trần Du Lịch cũng đề nghị Quốc hội cần phải có nghị quyết để giải quyết căn cơ vấn đề này, chứ không như hiện nay chỉ mới giải quyết được một phần, thiếu căn cơ./.
Duy Thái
相关文章
Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
Tới đây, những di sản văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục chiếm trọn tình yêu2025-01-10Tạm giữ 6 đối tượng đánh bạc ăn tiền
(CT) - Ngày 12-6 Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Kiên Giang cho biết đã tạm giữ Võ Văn Nghĩa, Tr2025-01-10Cà Mau: Cảnh cáo nguyên Giám đốc Sở Công Thương do kê khai tài sản không trung thực
(CTO) - Liên quan thông tin ông Nguyễn Văn Đô, nguyên Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, kê khai t2025-01-10Kiến nghị lùi thời gian hoàn thành tuyến tránh TP Cà Mau đến ngày 30/4/2023
(CMO) Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải), đơn vị thực hiện Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1 TP C2025-01-10- Nhận định bóng đá Al-Shabab vs Al-Fayha hôm nayAl-Shabab bước vào v&ograv2025-01-10
Cà Mau và Trường Đại học Cần Thơ ký kết hợp tác toàn diện
(CMO) Chiều ngày 23/12, tại trụ sở UBND tỉnh, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương2025-01-10
最新评论