Chiếm trên 40% cơ cấu kinh tế,ẳngđịnhvịthếthươngmạkết quả u17 tây ban nha kể cả giải quyết hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương, lĩnh vực thương mại - dịch vụ (TM-DV) đã và đang tạo nên những bước đột phá quan trọng trong quá trình phát triển về mọi mặt của thành phố Vị Thanh.
Ngoài hệ thống chợ truyền thống, hàng loạt siêu thị, trung tâm thương mại tầm cỡ đang dần hình thành trên địa bàn trung tâm thành phố.
Trong ký ức của những người lớn tuổi, thành phố Vị Thanh ngày trước có tìm “đỏ mắt” cũng không thấy một cửa hàng bách hóa đúng nghĩa. “Cuộc sống bộn bề của những ngày đầu thành lập tỉnh, thiếu thốn về điều kiện thiết yếu nên dường như hoạt động mua bán rất tẻ nhạt. Sáng nhóm chợ chừng 9 giờ, ai cũng tranh thủ đi thật sớm mua đủ đồ ăn dự trữ. Hơn 8 giờ tối có lỡ đói bụng, đau đầu muốn ra ngoài ăn, hoặc mua viên thuốc cũng là điều nan giải. Bởi giờ đó mọi người đã đóng cửa hàng hết rồi. Thế mà giờ không khí về đêm rất xôm tụ, nào chợ đêm, khu ăn uống, vui chơi rộn ràng, rồi quán cà phê mở khắp mọi con đường…”, ông Kha Thành Phát, ở phường I, nhớ lại.
Gần 7 năm “lên phố” có thể nhận thấy rằng, Vị Thanh trở thành nơi phát triển năng động về TM-DV. Một phần là nhờ thành phố luôn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cần thiết để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển. Ông Trương Thanh Hồng, hộ trồng rau quy mô lớn ở phường III, tâm sự: “Ngoài điều kiện môi trường, kỹ thuật thì người nông dân lo ngại nhất là đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, lợi thế khu chợ dân sinh loại I (chợ Vị Thanh - PV) và bến xe khách nên chúng tôi thuận lợi trong việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Chưa kể là chi phí sản xuất cũng giảm đi rất nhiều. Còn các sản phẩm nông nghiệp của chúng tôi làm ra vì thế mà đa dạng hơn”.
Còn ông Lê Ngọc Tùng, chủ nhà nghỉ ở xã Vị Tân, bày tỏ: “Tôi còn nhớ năm (2009) Festival lúa gạo Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Vị Thanh, hầu như các nhà nghỉ, khách sạn đều “cháy” phòng. Khách đến đông quá mà số lượng phòng có hạn nên không đủ phục vụ. Chứ bây giờ đâu còn tình trạng ấy nữa! Như lần MDEC - Hậu Giang 2016 cũng diễn ra tại đây, từ hàng quán đến khách sạn đều phục vụ tốt mà không lo thiếu chỗ ăn, nghỉ đàng hoàng cho du khách gần xa. Bởi theo nhu cầu phát triển, người dân thành phố Vị Thanh cũng năng động nắm bắt cơ hội làm ăn, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh”.
Thực vậy, cũng nhờ những chính sách mang tính “khai thông” điểm nghẽn trong hạ tầng mà ở thành phố trẻ của miền Tây này, ngoài hoạt động của hệ thống chợ truyền thống thì hàng loạt dự án siêu thị, trung tâm thương mại tầm cỡ từng bước hình thành dọc các tuyến đường chính, từ đó nhanh chóng làm thay đổi phong cách thương mại theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hơn. Ông Huỳnh Thanh Điền, Giám đốc Siêu thị Co.opMart Vị Thanh, bộc bạch: “Hơn 10 năm đồng hành và phát triển tại địa phương, chúng tôi luôn quan tâm thay đổi cung cách làm việc thân thiện, gần gũi hơn, đáp ứng thị hiếu ngày càng cao và khó tính của khách hàng. Bởi không riêng gì Co.opMart, nhiều nhà đầu tư khác đang nhắm đến nơi này làm điểm dừng chân tiếp theo”.
Minh chứng là dự án Vinshophouse hình thành không chỉ khẳng định tầm vóc của sự phát triển vượt bậc về hạ tầng, kể cả lĩnh vực TM-DV mà còn làm tăng thêm vẻ mỹ quan đô thị thành phố trung tâm tỉnh lỵ. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế TM-DV trong điều kiện người dân vốn chỉ quen với sản xuất nông nghiệp, UBND thành phố đã có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ theo hướng đa ngành nghề, kết hợp với các loại hình dịch vụ tiềm năng khác. Theo đó, thành phố chú trọng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, cũng như ưu tiên phát triển các khu thương mại ở địa bàn trung tâm, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại thông qua vị trí kinh doanh, cơ chế chính sách nhà nước, tín dụng ngân hàng.
Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng trong việc đăng ký sản xuất, kinh doanh; ưu tiên giúp đỡ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, thương nhân về cơ chế đất đai, vốn, thủ tục thuế để đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển lĩnh vực TM-DV. Đồng thời, có các chủ trương hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm, tham gia tìm kiếm thị trường đối với các sản phẩm chủ lực của địa phương như khóm Cầu Đúc, mía, lúa… Mặt khác, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thương mại; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định.
Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Trên cơ sở quy hoạch chung, thành phố đẩy mạnh thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực TM-DV. Trong đó, quan tâm và tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, bưu chính viễn thông, văn hóa, vui chơi giải trí, ẩm thực, tài chính ngân hàng. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đề ra, thành phố đã đưa ra các giải pháp thực hiện cụ thể như nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện các dự án nâng cấp, mở rộng phát triển lĩnh vực TM-DV phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn thành phố…
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU