【số liệu thống kê về cúp đức】Sẽ có tiêu chí kiểm soát nợ của chính quyền địa phương
Trước đó,ẽcótiêuchíkiểmsoátnợcủachínhquyềnđịaphươsố liệu thống kê về cúp đức có ý kiến đề nghị quy định tiêu chí có tính định tính để kiểm soát hoặc bổ sung lên thành 4 mức dư nợ của chính quyền địa phương (30%, 50%, 100%, 150%).
Ủy ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội và Cơ quan soạn thảo thống nhất với đề nghị trên vì cho rằng, để mức giới hạn bội chi, đảm bảo khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay hiệu quả và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia thì cơ bản cần giữ như quy định của dự thảo Luật trình Quốc hội.
Đồng thời tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, khống chế mức dư nợ vay chia thành 4 nhóm địa phương. Đối với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không vượt quá 150% vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương không vượt quá 100% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh. Các địa phương nhận bổ sung cân đối nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương, mức dư nợ không vượt quá 50% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh. Còn các địa phương nhận bổ sung cân đối trên 50% tổng chi cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), mức dư nợ không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của cấp tỉnh.
Ngoài ra, Ủy ban Tài chính- Ngân sách và Cơ quan soạn thảo xin đề nghị tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm vấn đề này, vì khi đã xác định NSĐP có bội chi, thì các mức dư nợ của NSĐP là mức trần bội chi của NSĐP. Do đó, để bảo đảm khả năng trả nợ của các địa phương chưa cân đối được NSNN, an ninh tài chính quốc gia, mức huy động NSNN của chính quyền địa phương cần căn cứ vào khả năng trả nợ của chính quyền địa phương.
Vì vậy, cần bổ sung quy định tiêu chí kiểm soát nợ. Đó là mức dư nợ NSĐP so với tổng thu cân đối NSĐP năm trước thay vì so với tổng vốn đầu tư phát triển của ngân sách cấp tỉnh hàng năm và dự kiến lấy mức 60% và 20% là mức trả nợ so với tổng thu NSĐP được hưởng của năm trước.
Được biết, mức huy động vốn của ngân sách cấp tỉnh, Luật NSNN hiện hành quy định, mức dư nợ từ nguồn vốn huy động của ngân sách cấp tỉnh không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh (riêng thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được áp dụng cơ chế đặc thù là 100%; gần đây, Chính phủ báo cáo và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận cho phép TP. Hồ Chí Minh mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 150%).
Qua tổng kết thi hành Luật NSNN, hầu hết các địa phương đồng tình tiếp tục thực hiện cơ chế này và đề nghị nâng mức trần dư nợ huy động theo nhóm tỉnh khác nhau (từ 50%-200%) tùy theo khả năng cân đối và trả nợ của từng tỉnh. Đồng thời, thực hiện các Nghị quyết và ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đối với một số địa phương đặc thù, như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và nhằm tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng mức dư nợ huy động của địa phương so với quy định hiện nay.
Thẩm tra về vấn đề này, theo Ủy ban Tài chính- Ngân sách, đa số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với việc điều chỉnh lại mức dư nợ của NSĐP trong sửa đổi Luật NSNN lần này cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc nâng mức dư nợ của NSĐP sẽ tạo khoảng cách ngày càng lớn hơn giữa các tỉnh giàu và tỉnh nghèo; do vậy đi đôi với nâng mức dư nợ của NSĐP cần có chính sách quan tâm, hỗ trợ địa phương nghèo để giảm khoảng cách trên.
Ngoài ra, việc nâng mức dư nợ của ngân sách cấp tỉnh cần căn cứ vào khả năng trả nợ và việc chấp hành kỷ luật tài chính của các địa phương thời gian qua và từ đó nhận thấy việc nâng mức dư nợ đối với các địa phương là quá cao (đối với hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nâng từ 100% lên 150%; các địa phương khác nâng từ 30% lên 50% - 100%), có sự chênh lệch quá lớn so với hiện hành, dễ xảy ra tình trạng vay không tính toán đến hiệu quả và khả năng trả nợ, nhất là khi xảy ra tình trạng “tư duy nhiệm kỳ” sẽ tạo áp lực gia tăng nợ công.
Do vậy, có ý kiến trong Ủy ban Tài chính- Ngân sách đề nghị chỉ xem xét nâng mức dư nợ đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách, có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương; giữ nguyên trần vay nợ như quy định hiện hành đối với các địa phương khác.
Theo thống kê, vay nợ của chính quyền địa phương tính đến ngày 30-11-2014 là 13.608 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã góp phần tích cực hỗ trợ ngân sách của các địa phương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là đối với các tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn.
Trong tổng số vay nợ của chính quyền địa phương, vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, tôn nền vượt lũ là 2.872 tỷ đồng; tạm ứng tồn ngân Kho bạc 3.336 tỷ đồng; phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 7.400 tỷ đồng (Hà Nội 3.000 tỷ đồng, TP. Hồ Chí Minh 3.000 tỷ đồng, Đà Nẵng 1.100 tỷ đồng và Bắc Ninh 300 tỷ đồng).
相关文章
Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
Việt Nam is an important country to Australia: diplomatJanuary 03, 2025 - 09:142025-01-09Bạn đọc giúp đỡ hơn 46 triệu đồng đến hai mẹ con mắc bệnh hiểm nghèo
Ở độ tuổi lẽ ra được cùng bạn bè đến trường, thế nhưng gần 2 năm qua, cậu bé Anh Tuấn phải chịu nhiề2025-01-09Mồ côi cha, mẹ bị nhiễm khuẩn máu, cậu bé suy tim không tiền chạy chữa
Mẹ con Mai Đức Hạnh sống tại số 37 khu Hùng Tiến, thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Tro2025-01-09Những món quà nghĩa tình đầu tiên đã đến tay người dân cần hỗ trợ
Những suất quà được báo VietNamNet liên hệ, gửi đến những hộ dân, người lao động nghèo đang mắc kẹt2025-01-09Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
Các mã chứng khoán bị cắt marghủ yếu do vi phạm một trong các tiêu chí như: lợi nhuận sau thuế âm; t2025-01-09Người lao động khó khăn vì dịch Covid
Tại hội nghị, TS. Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đề2025-01-09
最新评论