Mạng tin của “Trung tâm cải cách châu Âu” vừa đăng bài viết của Simon Tilford,Đồngeuroampquothấphốnhận định aston villa vs newcastle nhà kinh tế trưởng của trung tâm này, phân tích về những lý do khiến đồng tiền chung châu Âu có thể đi đến hồi cáo chung. Tác giả cho rằng không chỉ có Hy Lạp (và nhiều khả năng thêm cả Bồ Đào Nha) sẽ phải ra đi như một số quan chức của Đức và Hà Lan dự đoán, mà cuộc khủng hoảng này đã bén rễ tới cả nước thành viên “cốt lõi” như Pháp.
Khu vực đồng euro đã từ chối triển khai các chính sách đối phó với khủng hoảng. Với các xu hướng chính sách hiện nay, nguy cơ vỡ nợ nhà nước và ngân hàng hàng loạt ở Liên minh châu Âu (EU) là không thể tránh khỏi. Hầu hết các nền kinh tế thành viên của khu vực đồng euro sẽ phải đối mặt với sự phát triển trì trệ và giảm phát.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) sẽ không thể kiểm soát lãi suất trái phiếu, hậu quả là các nước buộc phải đi vay với lãi suất cao và cuối cùng sẽ bị vỡ nợ. Hệ thống ngân hàng của các nước sẽ bị kìm hãm và các chính phủ không thể huy động vốn cần thiết để ứng cứu.
Bị kẹt giữa cái vòng luẩn quẩn của giảm phát, không thể đáp ứng lãi suất, điều kiện vay vốn và buộc phải thực hiện các biện pháp tài khóa kìm hãm tăng trưởng cũng như các biện pháp khắc khổ theo yêu cầu của ECB và EFSF, các nước thành viên sẽ không còn nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị để tiếp tục là thành viên của khu vực đồng euro. Đối mặt với nguy cơ tăng trưởng sụt giảm liên tục và nợ nần gia tăng, các nước sẽ phải quyết định có rời khỏi khu vực đồng euro hay không.
Một khi Tây Ban Nha hoặc Italy rời khỏi khu vực đồng euro, xu hướng tan rã của khu vực này là không thể ngăn chặn. Các nhà đầu tư sẽ không chấp nhận Pháp thuộc phần “lõi” của khu vực đồng euro nữa khi nước này có nền tài chính công yếu và nợ nước ngoài lớn. Đầu tư vào một nước như vậy sẽ đối mặt với nguy cơ đồng tiền mất giá nghiêm trọng và sự đổ vỡ của nền kinh tế.
Các nhà đầu tư tin rằng giảm lương (để lấy lại sức cạnh tranh) và cắt giảm ngân sách (để kiềm chế thâm hụt) sẽ không thể bền vững dưới góc độ chính trị. Tóm lại, Pháp sẽ rơi vào hoàn cảnh của Italy và Tây Ban Nha hiện nay.
Luận điểm trên đây đang bị nhiều người hoài nghi và giễu cợt. Những người khác tin rằng sẽ có “điều gì đó thay đổi” hoặc các nhà lãnh đạo khu vực sẽ không để thảm kịch trên xảy ra bởi họ đã đầu tư quá lớn về chính trị cho “dự án euro”. Quan điểm này đã lung lay khá nhiều trước những sự kiện xảy ra trong hai năm qua.
Cuộc khủng hoảng đồng euro vượt ra khỏi tầm kiểm soát bởi các chính phủ khu vực không muốn thừa nhận chính sách của họ đã làm ảnh hưởng tới các thành viên khác, và rằng cuộc khủng hoảng này đòi hỏi một giải pháp thống nhất. Trên thực tế, cuộc khủng hoảng đồng euro đã bộc lộ một thực tế là chủ nghĩa dân tộc của các nước thành viên vẫn tồn tại và đang gặm nhấm khu vực này.
Khánh Linh