当前位置:首页 > La liga

【bóng đá số lạc】Nấm ăn “3 không” mua theo ... niềm tin

Mập mờ nguồn gốc,ấmănkhôngmuatheoniềbóng đá số lạc hạn sử dụng

Khảo sát tại chợ đầu mối Dịch Vọng, chợ Từ Liêm, các loại nấm ăn như kim châm, ngọc châm, nấm đùi gà, nấm rơm, nấm sò… được bày bán nhan nhản. Từng loại nấm được đóng gói sơ sài trong các túi nilon lớn, không có thông tin nhà sản xuất, không đưa ra hạn sử dụng an toàn. Giá thành của các sản phẩm này cũng khá đa dạng, dao động từ 15 – 20 nghìn đồng/túi với nấm kim châm, 25 - 35 nghìn đồng/kg đối với nấm rơm. Nhiều người bán hàng cho biết, nấm kim châm, nấm đùi gà được tiêu thụ mạnh nhất.

Nấm ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán tràn lan các chợ truyền thống. Ảnh K. C

Khi được hỏi về nguồn gốc, chủ quầy hàng bán nhiều nấm nhất chợ Dịch Vọng cho biết, chị nhập hàng loại 1, nấm ngon, đảm bảo chất lượng từ các cơ sở an toàn ở mạn ngược như Lạng Sơn, Cao Bằng…Mỗi ngày chị bán buôn và bán lẻ cả trăm gói nấm, tất cả đều là hàng Việt Nam sản xuất, không có độc hại(?!). Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ra thông tin trong nước hầu hết chưa có cơ sở nào nuôi trồng được các loại nấm kim châm, đùi gà… thì chị quay mặt làm ngơ.

Ở các chợ cóc, chợ tạm, nấm ăn được bán kèm trên các sạp rau xanh, củ, quả, được đóng gói sẵn trong nilon. Thay vì được bảo quản ở nhiệt độ lạnh dưới 5 độ C, các loại nấm được bày “lộ thiên” trên các thau, khay, rổ, thậm chí nằm chồng chơ dưới nền đất. Nhiệt độ ngoài trời khiến nhiều gói nấm để lâu ngày xuất hiện nước nhờn, bị chấp hơi, ngả màu vàng và có mùi khó chịu.

Nói về nguồn gốc các loại nấm, chị Lành, chợ cóc ngõ 125 Xuân Đỉnh thản nhiên: “Chị lấy hàng từ chợ đầu mối hoặc người quen. Đều là chỗ thân thiết, tin tưởng về chất lượng hàng hóa nên rất yên tâm”. Theo chị Lành, nhiều năm bán nấm chưa có ai hỏi về nguồn gốc, cũng chưa có khách hàng nào bị ngộ độc, viêm ruột hay đau bụng. “Do đó, đều là hàng chuẩn”, chị nói.

Mua hàng theo…niềm tin

Để tạo niềm tin với khách về chất lượng nấm tươi, người bán hàng trong chợ cóc ngõ 223 Xuân Thủy “lên gân”: “Em không tin cứ mua về ăn thử, ngon lần sau lại ra mua. Chị bán hàng mãi rồi, tin tưởng nhau là chính. Ở đây hàng nào cũng thế thôi em ạ, nấm chị vừa nhập, còn ngon còn tươi, em không mua được thì chẳng mua được ở đâu”.

Những lập luận “chết người” đó không chỉ giúp người bán làm ngơ với nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa mà người mua cũng tỏ ra dễ dãi, thậm chí cố tình tặc lưỡi cho qua khi quyết định mua nấm về chế biến món ăn.

Chị Tươi (đường Xuân La, Tây Hồ) cho biết khi ra chợ thường chỉ quan tâm đến giá cả, ít khi coi trọng việc xem xét các thông tin trên bao bì. Bởi lẽ, thời gian mỗi lần chị đi chợ rất hạn hẹp, hơn nữa thường mua của người quen nên ít khi chú ý, xem xét. Chị cho biết, chị chưa có nhiều kinh nghiệm chọn mua nấm nên mua của người quen thường tin tưởng hơn và được chọn cho loại nấm tốt.

Không phó mặc cho người bán hàng, các bà nội trợ cũng thường rỉ tai nhau kinh nghiệm khi chọn mua nấm tươi tại chợ như nấm phải có màu trắng ngà, mùi thơm tự nhiên, không ẩm mốc, không ngả màu, không bốc mùi khó chịu.

Cô Hằng (Cổ Nhuế, Từ Liêm) bộc bạch: “Cả chợ bán nấm không có bao bì, không có hạn sử dụng như nhau, chúng tôi biết chọn mua ở đâu? Không thể cứ mua lại vào siêu thị, bất tiện cho việc đi lại. Nên tôi chọn mua nấm rất kỹ lưỡng nhưng không dám nói đảm bảo chất lượng, vì lấy gì ra để đảm bảo”. Với cô Hằng, kinh nghiệm thực tế giúp cô yên tâm hơn cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên cô khẳng định kinh nghiệm cũng có thể sai, điều quan trọng là nấm phải được kiểm tra, kiểm soát chất lượng, độ an toàn một cách nghiêm ngặt.

Khổng Chiêm

分享到: