【kết quả các trận bóng đá hôm nay】Chủ tịch Hà Nội cần quyết liệt hơn để lời hứa hồi sinh công viên thành hiện thực
Nêu ý kiến với VietNamNet,ủtịchHàNộicầnquyếtliệthơnđểlờihứahồisinhcôngviênthànhhiệnthựkết quả các trận bóng đá hôm nay bạn đọc Duy Nam tin tưởng năm 2024, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh sẽ cùng các sở ngành, quận huyện hiện thực hóa các quyết sách của thành phố về việc cải tạo, xây dựng mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn.
Anh Đỗ Vũ Quang, người thường xuyên tập thể dục ở Công viên Thủ Lệ, đề nghị thành phố sớm dỡ bỏ hết hàng rào xung quanh công viên.
“Kế hoạch đã được thành phố đặt ra từ đầu năm 2023, nhưng đến nay chưa thành hiện thực. Nhân dân chúng tôi rất mong phần tường rào còn lại được dỡ bỏ để Thủ Lê trở thành công viên mở”, anh Đỗ Vũ Quang chia sẻ.
Sống gần Công viên Thống Nhất từ nhỏ, trong năm 2023, anh Nguyễn Văn Hải nhận thấy công việc này đang ngày càng ‘thay da, đổi thịt’. Việc dỡ bỏ hàng rào hướng đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng) đã tạo điều kiện cho người dân vào vui chơi, tập thể dục thuận tiện hơn.
Bạn đọc Phan Văn Minh cho rằng, trong giai đoạn ‘tấc đất, tấc vàng’ như hiện nay, không gian xanh trong công viên rất có ý nghĩa với người dân Thủ đô. Tuy nhiên, anh Minh cho rằng, cùng với việc ‘hồi sinh’ công viên, vườn hoa, TP Hà Nội phải xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả.
“An ninh trật tự phải được bảo đảm thì người dân mới không ngại vào công viên. Đặc biệt khi xây dựng cơ chế hợp tác công tư đầu tư, xây dựng, vận hành công viên, phải có cơ chế để người dân được hưởng lợi ích tối đa, không để thương mại hóa công viên”, bạn đọc Phan Văn Minh chia sẻ.
Còn bạn đọc Dương Văn Tú cho rằng, chủ trương cải tạo công viên của thành phố là mong muốn của người dân Thủ đô nhưng tiến độ vẫn hơi chậm. “Nếu đơn vị chuyên môn không hoàn thành kế hoạch hồi sinh công viên, phải xét trách nhiệm các cá nhân, đơn vị liên quan. Không đề cao kỷ cương thì sang năm lại chậm tiến độ cải tạo công viên”, bạn đọc Dương Văn Tú nêu ý kiến.
Chị Nguyễn Ngọc Hạ băn khoăn về dự án Công viên Đống Đa để ‘đắp chiếu’ nhiều năm không được triển khai khiến hàng trăm hộ dân từ đâu đến đây xây dựng nhà cửa.
“Điều đáng nói, khi Nhà nước lấy đất để làm công viên thì kế hoạch giải phóng mặt bằng vướng rất nhiều khó khăn. TP Hà Nội phải truy trách nhiệm cán bộ từng thời kỳ để người dân xây nhà trên đất quy hoạch công viên”, chị Hạ nói.
Anh Nguyễn Khải Hà cho biết, hàng vạn người dân sống trong khu vực lúc nào cũng mong chờ lãnh đạo thành phố sớm thực hiện dự án Công viên Đống Đa. “Nếu dự án được thực hiện, hàng trăm căn nhà xây dựng tạm bợ trên đất công viên sẽ được giải tỏa, cảnh quan, kiến trúc đô thị của quận Đống Đa cũng sẽ đẹp hơn, văn minh hơn”, anh Nguyễn Khải Hà nói.
Công viên phải thành biểu tượng, không gian sáng tạo
Nhìn lại năm 2023, bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII đánh giá cao sự quyết tâm của lãnh đạo TP Hà Nội, sở ngành, quận huyện trong việc thực hiện kế hoạch ‘hồi sinh’ công viên.
“Các cấp ngành của TP Hà Nội đã từng bước biến ý tưởng thành hành động cụ thể để có nguồn lực cải tạo, xây mới hàng loạt công viên. Điển hình trong đó là việc HĐND TP Hà Nội dành gần 900 tỷ đồng để cải tạo tổng thể 3 công viên lớn trong nội thành gồm Thống Nhất, Thủ Lệ, Bách Thảo”, bà An nói.
Theo bà Bùi Thị An, trong năm 2023, thành phố cũng đã nỗ lực để khánh thành một số công viên lớn như Công viên Long Biên và Công viên, hồ Ngọc Thụy. Điều đó đã tạo thêm không gian vui chơi, giải trí cho người dân.
Tuy nhiên, theo bà Bùi Thị An, trên địa bàn TP Hà Nội vẫn còn hàng chục công viên, vườn hoa đầu tư dở dang hoặc dự án còn nằm trên giấy như Công viên Hà Đông, Đống Đa, Chu Văn An… gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực đất đai.
“Do vậy, năm 2024, lãnh đạo thành phố, đặc biệt là Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cần phải chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để các cấp ngành đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng công viên”, bà Bùi Thị An nói và cho biết cá nhân bà sẽ theo sát lời hứa của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Chia sẻ với VietNamNet, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội) cho rằng, nếu đầu tư một cách hiệu quả, công viên sẽ trở thành điểm nhấn mới, không gian sáng tạo thu hút khách du lịch về Thủ đô.
“Đó là lý do vì sao người dân luôn mong chờ thành phố sẽ đầu tư cải tạo, xây dựng mới công viên một cách hiệu quả, phù hợp với sự phát triển của Thủ đô”, đại biểu Bùi Hoài Sơn nói và cho rằng, các công viên hiện nay của thành phố mới chỉ ‘gói gọn’ là nơi đi dạo chơi, tập thể dục.
Do vậy, theo ông Bùi Hoài Sơn, phải thay đổi cách nhìn về giá trị của công viên thì chính sách thu hút nguồn lực đầu tư, xây dựng đa dạng hơn.
“Nguồn lực của Nhà nước phải kết hợp với nguồn lực của tư nhân thì việc cải tạo, xây dựng, vận hành công viên một cách hiệu quả hơn”, ông Bùi Hoài Sơn chia sẻ.