Nơi thiếu,ânsáchchokhoahọcnênphânchiathếnàokỳkèo cá cược bóng đá anh nơi thừa
Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó Vụ trưởng vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Bộ KH&CN cho biết, từ trước tới nay, căn cứ pháp lý để phân bổ ngân sách cho KH&CN chưa có nội dung quy định riêng về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách dành cho KH&CN, nên hàng năm, việc phân bổ phần kinh phí này cho các địa phương vẫn được thực hiện như các lĩnh vực khác, không phù hợp với đặc thù KH&CN.
Ngân sách cho Khoa học và Công nghệ phải phân bổ hợp lý hơn
Cơ cấu trong dự toán chi 2% ngân sách cho KH&CN thời gian qua có xu hướng giảm chi thường xuyên, giảm chi đầu tư phát triển và tăng chi cho quốc phòng – an ninh.
Mặt khác, trong tổng kinh phí đầu tư phát triển từ ngân sách cho KHCN lại “cào bằng” 50-50 giữa các tổ chức KH&CN khối Trung ương và khối địa phương. Trong khi khối Trung ương có tiềm lực KH&CN mạnh hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng, tổ chức KH&CN khối Trung ương cần đầu tư thì thiếu vốn; ngược lại, địa phương đã dùng vốn này để đầu tư cho các dự án không thuộc lĩnh vực KH&CN.
Trong giai đoạn 2006 – 2012, tỷ lệ giải ngân bình quân của 63 địa phương chỉ đạt gần 40% kế hoạch. Còn năm 2013 đạt 65,3% kế hoạch.
Vụ KH&CN địa phương, Bộ KH&CN cho biết, nguyên nhân chính là năng lực của địa phương không hấp thụ hết được nguồn vốn trên.
Vì đâu?
Vụ Kế hoạch – Tổng hợp, Bộ KH&CN cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành và địa phương. Hàng năm, khi giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các bộ, ngành, địa phương, trong quyết định không ghi mức cụ thể cho KH&CN.
Một số địa phương do khó khăn nên đã bố trí nguồn vốn này vào mục đích khác. Ví dụ, Ninh Bình, Hà Nam…trong 3 năm liền 2010 – 2012 gần như không sử dụng kinh phí này cho KH&CN.
Tại một số địa phương, thiếu sự phối hợp giữa các Sở KH&CN, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính…trong công tác tổng hợp kế hoạch, phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách cho địa phương.
Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối ngân sách, thời gian thi công kéo dài, đầu tư thiếu tập trung, đầu tư sai mục đích, hiệu quả đầu tư thấp.
Giải pháp nào?
Ngày 5/8/2013, Bộ KH&CN và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có buổi làm việc thống nhất: cần điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách cho KH&CN theo lộ trình hàng năm, để đến 2020 có tỷ lệ chi đầu tư phát triển/chi sự nghiệp/dự phòng và an ninh-quốc phòng và tỷ lệ chi giữa Trung ương và địa phương.
Bộ KH&CN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý vốn đầu tư phát triển.
Theo đó, tỷ lệ ngân sách chi đầu tư phát triển/chi sự nghiệp/dự phòng và an ninh-quốc phòng là 30/55/15; trong đó tỷ lệ chi đầu tư phát triển giữa Trung ương và địa phương là 60/40. Đồng thời tăng cường các giải pháp huy động vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phát triển KH&CN.
Vốn đầu tư cho KH&CN phải phù hợp quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển KH&CN của ngành, lĩnh vực, địa phương; ưu tiên vốn cho các Chương trình KH&CN Quốc gia; không đầu tư chồng chéo; tập trung đầu tư cho các tổ chức KH&CN trọng điểm...
(còn nữa)
Mai Hương