您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nhánh đấu c1】Đông tàn, xuân sang, gian nan không nản 正文

【nhánh đấu c1】Đông tàn, xuân sang, gian nan không nản

时间:2025-01-10 20:20:38 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Đứng lên từ tàn troTP. Hồ Chí Minh, nơi “chiến sự” gay go nhất cả nước ròng rã gần nửa năm qua, với nhánh đấu c1

Đứng lên từ tàn tro

TP. Hồ Chí Minh,Đôngtànxuânsanggiannankhôngnảnhánh đấu c1 nơi “chiến sự” gay go nhất cả nước ròng rã gần nửa năm qua, với những thời khắc như nhìn nhận của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên: “trở tay không kịp”. Đã có gần hai vạn người dân ở nơi đây qua đời vì đại dịch Covid-19 và hàng nghìn cháu bé bỗng chốc trở thành mồ côi. Thời kỳ cao điểm tang thương của TP. Hồ Chí Minh theo tổng hợp của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh là từ tuần 18/8 đến 24/8/2021, trung bình mỗi ngày có hơn 300 người bị virut Corona cướp đi sinh mạng. “Tàn tro” là một trong những hình ảnh được nhắc đến nhiều nhất tại Sài gòn vào mùa thu này.

Đông tàn, xuân sang, gian nan không nản
Ngày 11/10/2021, tiếp xúc cử tri Củ Chi, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Không gì có thể làm nhụt đi ý chí và nghị lực vượt khó của người dân thành phố anh hùng mang tên Bác”.

2 năm dịch bệnh cũng đã “thổi bay” của TP. Hồ Chí Minh gần 300 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 12 tỷ USD. Năm 2020, TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) tăng 8,3 - 8,5%, thực tế chỉ tăng 1,36%. Năm 2021, dự kiến tăng 6% nhưng dự báo sẽ rơi vào ngưỡng âm hơn 5%, ngân sách nhà nước hụt thu trong 2 năm khoảng 60.000 tỷ đồng…

Nếu TP. Hồ Chí Minh không đứng lên từ “tàn tro” thì không chỉ một mình TP. Hồ Chí Minh gục ngã. Với cường độ kinh tế (được tính bằng tổng sản phẩm nội địa - GDP tạo ra trên 1km2) vô địch cả nước, giai đoạn 1996 - 2000, trên mỗi km2 của TP. Hồ Chí Minh tạo ra GDP gấp 27 lần so với bình quân cả nước, giai đoạn 2001 - 2010 gấp 31 lần và giai đoạn 2011 - 2019 gấp 35 lần bình quân cả nước. Theo tính toán của nguyên Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân: “nếu trên 1km2 TP. Hồ Chí Minh tạo ra GDP gấp 35 lần cả nước, thì sau khoảng 3 năm giá trị GDP tạo ra trên 1km2 TP. Hồ Chí Minh sẽ bằng bình quân cường độ kinh tế của cả nước trong hơn 100 năm”.

Đó cũng là lý do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc liên tục có các cuộc làm việc với chính quyền TP. Hồ Chí Minh và tiếp xúc, động viên nhân dân TP. Hồ Chí Minh, không chỉ bởi ông là đại biểu Quốc hội của địa phương này. Trong bài phát biểu nhậm chức trước Quốc hội hồi tháng 7, Chủ tịch nước cũng dành một nội dung đáng kể để nhắc đến TP. Hồ Chí Minh. Ông bày tỏ: “Tôi xúc động khi được sự tín nhiệm của đồng bào cử tri ở hai huyện - là cái nôi của cách mạng miền Nam, Hóc Môn (18 thôn vườn trầu) và Củ Chi (Đất thép Thành đồng), bầu tôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh”.

Đông tàn, xuân sang, gian nan không nản
TP. Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện hiệu quả mục tiêu vừa chống dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế.

Nhìn nhận: “đây thực sự là vinh dự trong trách nhiệm. Bởi Việt Nam là một quốc gia đã trải qua lịch sử dựng nước, giữ nước hết sức oanh liệt, hào hùng, với nhiều gian khổ, hi sinh. Cùng với những địa danh khác, Củ Chi, Hóc Môn đã trở thành biểu tượng của khí chất, tinh thần Việt Nam, của lòng yêu nước nồng nàn, của khát vọng độc lập dân tộc và niềm tin sắt son vào con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn”, Chủ tịch nước cho rằng: “mọi thành quả của chúng ta sẽ không bao giờ trọn vẹn nếu những địa phương, những vùng đất giàu truyền thống cách mạng như vậy chưa phát triển tương xứng với bề dày lịch sử và với tiềm năng”.

Khí phách của “anh Hai”

Đề nghị TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng xây dựng chương trình trung hạn phục hồi kinh tế từ nay đến cuối năm 2025 nhằm giúp thành phố lấy lại đà tăng trưởng, tạo sức bật cho các năm sau, Chủ tịch nước lưu ý đây là vấn đề cấp bách và căn cơ, các giải pháp phải đảm bảo tính khả thi, hiệu quả. Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh việc các đại biểu Quốc hội đoàn TP. Hồ Chí Minh, Ban thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đề xuất Quốc hội, Chính phủ sớm tăng tỉ lệ điều tiết ngân sách cho TP. Hồ Chí Minh từ 18% lên 23% ngay năm 2022 để địa phương có thêm nguồn lực phục hồi, thúc đẩy cho đầu tàu kinh tế cả nước.

Luôn biết ơn dân

“Quản trị đất nước 100 triệu dân là vấn đề rất khó khăn, chúng ta chỉ có thể làm tốt nếu luôn có lòng biết ơn người dân. Biết ơn để cầu thị, để tiến bộ, để phục vụ tốt Nhân dân. Nhân dân trao quyền rất lớn nhưng cũng yêu cầu rất cao. Và yêu cầu của Nhân dân lúc này là không thể đóng cửa đất nước mãi. Dù phải đề cao cảnh giác vì dịch Covid-19 vẫn đe dọa nước ta trong thời gian tới nhưng phải mở cửa, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân cũng như phát triển kinh tế xã hội. Thời gian qua khi mở cửa một bước, các địa phương đều có quyết tâm rất cao, một số nơi như TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ đang vươn lên mạnh mẽ. Đó chính là cách chúng ta thể hiện lòng biết ơn dân”. - Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Cùng đó, TP. Hồ Chí Minh phải trải qua thời gian giãn cách kiểm soát dịch bệnh lâu nhất và chịu ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất của đại dịch, do vậy chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh phải cao hơn mức trung bình cả nước. Và một điều quan trọng nữa là: ngay khi bắt tay vào tái thiết, theo Chủ tịch nước, TP. Hồ Chí Minh phải thể hiện ngay được vai trò dẫn dắt, tương trợ cho các địa phương khác, không để dịch bệnh làm mất đi khí phách của “anh Hai”.

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên quả quyết: “phải thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa chống dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Các “pháo đài” - đội ngũ cán bộ từng chiến đấu 200% sức lực để chống dịch, thì giờ đây tiếp tục tăng tốc cũng bằng sức lực như vậy để trở lại đường băng phát triển kinh tế”.

Và theo lưu ý của Chủ tịch nước, ngay khi bắt tay vào phục hồi, TP. Hồ Chí Minh đã lên kế hoạch hỗ trợ thuốc, sinh phẩm, vắc-xin phục vụ phòng, chống dịch cho 11 tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long. TP. Hồ Chí Minh sẽ cử 15 ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đến 32 tỉnh thành để cảm ơn, thăm hỏi và cùng các địa phương trao đổi kinh nghiệm về phòng chống dịch. Sau đó, thành phố sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn khác đi các địa phương còn lại. TP. Hồ Chí Minh luôn vì cả nước và những ngày gian khó vừa qua của TP. Hồ Chí Minh, tinh thần cả nước vì TP. Hồ Chí Minh cũng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ. Một nguồn nhân lực y tế gần 30.000 người từ khắp các tỉnh, thành đã chi viện cho TP. Hồ Chí Minh chống dịch.

Miền Nam “ấm” lên

Vào lúc này, khi miền Bắc bắt đầu những ngày đầu đông tê tái, thì miền Nam - nơi không có mùa đông mà vẫn ảm đạm hơn 100 ngày qua và giờ mới đang “ấm” dần lên. Sau hơn nửa tháng nới lỏng giãn cách, TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 60% doanh nghiệp phục hồi sản xuất với quy mô đạt tới 83%. “TP. Hồ Chí Minh phải lấy lại những gì đã mất, tiếp tục đóng góp cho cả nước”- đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP. Hồ Chí Minh) nhận định- “khó khăn nhất đã qua, đến lúc sống chung với Covid-19 để phục hồi kinh tế”.

TP. Hồ Chí Minh đang “ấm” lên lan tỏa cho cả miền Nam ấm lên và gửi nắng cho mọi miền đất nước. Tại Hà Nội, ngày 19/10/2021, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội, như một thông điệp chính thức về việc thủ đô đã sẵn sàng “bật dậy”. Ngày 20/10/2021, TP. Hồ Chí Minh xem xét dỡ bỏ tất cả 51 chốt kiểm soát ở địa bàn giáp ranh còn Hà Nội đồng loạt dỡ bỏ tất cả 22 chốt kiểm tại các cửa ngõ …

Sự dũng cảm của TP. Hồ Chí Minh trong mở cửa du lịch cũng thôi thúc hàng loạt địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Nha Trang, Thừa Thiên Huế… cùng mở cửa cho du lịch nội địa. Kiên Giang còn sẵn sàng phương án mở cửa du lịch quốc tế, Đà Nẵng đã chuẩn bị phương án mở cửa đón cả khách nội địa và khách quốc tế bắt đầu từ tháng 11/2021.

Có “nắng” là có sắc xanh. Ngày 21/10, 63/63 tỉnh thành cả nước đã đánh giá xong cấp độ dịch, với 26 tỉnh thành đạt mức xanh (mức bình thường mới), 37 tỉnh đạt mức vàng (nguy cơ trung bình), không có tỉnh thành nào mức cam (nguy cơ cao), đỏ (nguy cơ rất cao).