您现在的位置是:La liga >>正文

【sevilla vs cadiz】Việt Nam thiệt hại khoảng 50.000 tỷ đồng/năm do tai nạn giao thông

La liga8人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyên XuânChiều muộn ngày 25/11, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quố ...

thảo

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyên Xuân

Chiều muộn ngày 25/11,ệtNamthiệthạikhoảngtỷđồngnămdotainạngiaothôsevilla vs cadiz tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức Hội thảo “Giao thông đô thị bền vững - Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thụy Điển”.

Tại Việt Nam hiện nay, các phương tiện giao thông gia tăng khá nhanh (12-15%/năm), tập trung chủ yếu tại các đô thị, nhất là đối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đến ùn tắc giao thông có diễn biễn phức tạp. Tỷ lệ di dân ngoại thành vào đô thị cũng khá lớn.

Việt Nam hiện có xấp xỉ 2,5 triệu ôtô và 43 triệu xe máy. Bình quân 507 người sở hữu một phương tiện trong khi đó năng lực kết cấu hạ tầng thấp. Thách thức về an toàn giao thông đối với Việt Nam chính là ý thức lái xe, thói quen, hành vi của người tham gia giao thông.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, tại Việt Nam mỗi ngày trung bình có khoảng 24 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 50.000 tỷ đồng do tai nạn giao thông đường bộ. Vì vậy, phát triển giao thông công cộng là một giải pháp quan trọng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội cho phép người dân có thể di chuyển dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, tăng cường mức độ an toàn giao thông.

Đồng tình quan điểm này, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT Trần Bảo Ngọc cho rằng, để có thể phát triển giao thông công cộng bền vững, điều quan trọng là cần đầu tư nâng cấp các trạm trung chuyển vận tải hành khách công cộng bảo đảm sự kết nối giữa vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị, taxi, trước mắt tập trung tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Theo định hướng phát triển giao thông công cộng, đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%; Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, đường sắt đô thị chiếm 4-5%.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, Bộ GTVT đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tham mưu cho Chính phủ nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài về cả vốn và công nghệ tiên tiến vào hạ tầng giao thông tại Việt Nam, trong đó có giao thông công cộng. Đồng thời cũng hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác đầu tư với Việt Nam trong lĩnh vực này, nhất là các nhà đầu tư Thụy Điển. Bởi, Thụy Điển là quốc gia được thế giới ghi nhận là rất thành công trong việc xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới an toàn và kéo giảm tai nạn giao thông, phát triển giao thông công cộng bền vững.

Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông và cơ sở hạ tầng Thụy Điển Erik Bromander cho biết, tại Thụy Điển, số lượng tai nạn giao thông đã giảm một nửa từ năm 2000-2013, đạt mức 30 vụ/1 triệu dân/năm, mức thấp nhất thế giới.

Góp phần vào những thành tựu này là một hệ thống tích hợp quy hoạch đô thị trong đó các yếu tố cấu thành có được là nhờ các công ty sáng tạo và sử dụng công nghệ tiên tiến có thể xử lý được các thách thức trong ngành giao thông.

“Được biết, Việt Nam sẽ dành 20 tỷ USD từ nay đến năm 2020 để hiện đại hóa mạng lưới giao thông công cộng nên Thụy Điển rất quan tâm và sẽ hỗ trợ toàn diện chia sẻ các giải pháp, kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển giao thông công cộng, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đây cũng là cơ hội cho các chuyên gia, doanh nghiệp hợp tác và là điểm khởi đầu cho các hoạt động tiếp theo giữa ngành Giao thông 2 nước…,” Thứ trưởng Erik Bromander nhấn mạnh./.

Trí Dũng

Tags:

相关文章