Theậndụngưuthếthươngmạiđiệntửlich thi đấu hom nayo báo cáo hoạt động năm 2023 của Amazon Global Selling Việt Nam vừa công bố, dù kinh tế toàn cầu khó khăn song kết quả trong vòng 12 tháng, các đối tác bán hàng Việt Nam đã xuất khẩu và bán ra hơn 17 triệu sản phẩm trên gian hàng của Amazon. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt qua Amazon tăng 50%.
Theo đó, Amazon Global Selling đánh giá hàng Việt có cơ hội tăng xuất khẩu online khi thực tế tiêu dùng toàn cầu tiếp tục dịch chuyển từ offline sang online. Theo Amazon, dự kiến quy mô của thị trường bán lẻ online trong năm 2024 là hơn 31,3 tỷ USD, chiếm khoảng gần 13% doanh số bán lẻ toàn cầu. Trong 5 năm tới, con số này sẽ tăng lên tới hơn 40,5 tỷ USD, tương đương với mức 15% tiêu dùng toàn cầu.
Thực tế đó cho thấy rằng thương mại điện tử là một trong các xu hướng lớn tiếp theo dành cho các DN muốn phát triển toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu các DN địa phương, trong đó có Bình Dương có thể tận dụng xu hướng này một cách nhanh chóng, nắm bắt nhu cầu tiêu dùng toàn cầu và xây dựng kế hoạch tăng trưởng dài hạn.
Để hỗ trợ DN, trong năm 2023, Sở Công thương đã nỗ lực kết nối các đối tác bán hàng trên sàn thương mại điện tử, trong đó có Amazon để nắm bắt xu hướng đổi mới, cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi nơi, xây dựng thương hiệu toàn cầu và tăng cường hiện diện trên trường quốc tế. Kết quả này cho thấy sự nhạy bén, linh hoạt và bền bỉ của các DN trong nước trong môi trường kinh tế nhiều thách thức.
Ngành công thương Bình Dương cũng tăng cường hỗ trợ các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để tăng tốc xuất khẩu qua thương mại điện tử. Qua đó tạo động lực cho sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế tỉnh nhà nói chung. Để tạo nhiều điều kiện cho DN phát triển, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định để hỗ trợ các DN chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử, vươn ra thị trường quốc tế.
KHẢI ANH