【lich bóng đá ý】Thiếu nguồn lực đầu tư chợ nông thôn
Chợ nông thôn không chỉ là phương thức hoạt động thương mại hữu hiệu ở nông thôn mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên,ếunguồnlựcđầutưchợlich bóng đá ý hiện nay việc đầu tư cho chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa tương xứng, bởi nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
Hạ tầng chợ nông thôn chưa đáp ứng kịp nhu cầu mua bán của người dân.
Chợ nông thôn là nơi chiếm tỷ lệ khoảng 60% tổng lượng mua sắm của người dân. Chợ không chỉ phục vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày thông qua hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của bà con mà còn thể hiện nét văn minh thương mại, thu dần khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Thế nhưng, do kinh phí đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương lẫn địa phương còn hạn chế nên công tác nâng cấp, sửa chữa, chưa kể là xây dựng mới chợ ở các địa phương luôn gặp khó.
Các địa phương than khó
Bà Nguyễn Kim Huyền, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, thông tin: Thị xã có tất cả 7 chợ, trong đó có 5 chợ loại III. Qua khảo sát, hầu hết các chợ loại III đều xuống cấp và cần được cải tạo để đạt chuẩn chợ văn minh. Đặc biệt là hạ tầng chợ Cái Nai, xã Long Trị đang bị xuống cấp trầm trọng nên thường xuyên ngập úng vào mùa mưa; còn hệ thống cống, rãnh ở chợ Tân Bình 1, xã Long Phú không lưu thông tốt, lại thêm thiếu thùng đổ rác nên không đảm bảo vệ sinh… Nhu cầu kinh phí nâng cấp, sửa chữa cho 2 chợ kể trên là 5,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, địa phương chưa tranh thủ được nguồn vốn, từ đó nhiều năm nay các chợ này vẫn xập xệ, chưa phát huy hết thế mạnh vốn có của nó.
Còn theo ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, chợ Long Thạnh trước đây được Công ty TNHH Mặt Trời Đỏ xin chủ trương đầu tư. Hiện, nhà đầu tư đã xin rút dự án sau khi tiến hành khảo sát khâu giải phóng mặt bằng. Bởi vì khu vực này rất đông dân, suất đầu tư cao, chưa kể nhiều hộ yêu cầu nâng giá bồi thường thiệt hại, khiếu nại nhiều lần. Như vậy đến giờ này, chợ mới xây được nhà lồng tạm. Cho nên, địa phương tiếp tục hỗ trợ đầu tư bằng cách nâng cấp một phần chợ để ổn định mua bán. Nhưng nếu xét theo nhu cầu lâu dài và tạo động lực phát triển thương mại thì chưa đạt.
Bên cạnh các chợ nông thôn được đầu tư theo hình thức xã hội hóa thành công thì còn có không ít dự án thất bại. Điều này gây lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp và Nhà nước. Trong khi đó, việc đầu tư và khai thác chợ mang lại hiệu quả không cao, nhà đầu tư khó thu hồi vốn, bởi khó vận động được các tiểu thương vào chợ mua bán. Đơn cử như chợ Mái Dầm, huyện Châu Thành, hay chợ đầu mối nông sản Ba Ngàn, thị xã Ngã Bảy xây dựng kiên cố hóa theo tiêu chuẩn hiện đại. Các gian hàng ở đây được bố trí khá hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống phòng cháy chữa cháy. Vậy mà sau vài tháng hoạt động, các chợ chỉ còn lại vài lô, sạp buôn bán nhỏ, thậm chí nhiều khu vực trở thành mặt bằng “phơi” sọt trái cây.
Trong khi đó, nhiều trung tâm thương mại được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chủ yếu là khai thác phần quỹ đất để xây dựng và kinh doanh các khu phố thương mại, còn việc khai thác chợ và hy vọng thu lợi từ chợ thì doanh nghiệp chưa mặn mà. Mặt khác, giá thuê mặt bằng vào chợ mua bán đã được UBND tỉnh phê duyệt, nhưng lại khó triển khai vì nhiều tiểu thương không đồng thuận, hoặc chấp nhận di dời vào chợ. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho hàng hóa nông sản của người dân nông thôn trong tỉnh khó tìm được thị trường tiêu thụ ổn định, vì chưa có các chợ đầu mối với quy mô lớn do các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư xây dựng và khai thác, cũng như tổ chức thu mua sản phẩm.
Giải quyết bằng cách nào ?
Tại những vùng sản xuất nông sản còn phân tán hàng hóa nên chủ yếu được tiêu thụ thông qua mạng lưới chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa ở địa bàn xã. Do đó, phát triển hệ thống thương mại, đầu tư xây dựng chợ theo hình thức xã hội hóa sẽ là xu thế tất yếu. Muốn vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các chủ đầu tư thì các ban, ngành liên quan và địa phương cũng cần hỗ trợ bằng những cơ chế cụ thể trong khuôn khổ pháp lý quy định như mạnh tay dẹp bỏ những chợ tự phát, chợ cóc. Đồng thời, cần có những chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng chợ. Chẳng hạn như chính sách giao đất, chính sách thuế theo chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, gắn kết giữa đầu tư chợ và khai thác khu dân cư…
Ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương Hậu Giang, cho biết: Trong số 72 chợ trên toàn tỉnh, hiện chỉ có 26 chợ do doanh nghiệp đầu tư, quản lý và khai thác. Quả thật tỷ lệ chợ xã hội hóa trên địa bàn tỉnh còn khá thấp. Để tăng cường thu hút đầu tư vào chợ hiệu quả, đơn vị đang tiến hành tổng hợp tình hình hoạt động và nhu cầu đầu tư, cải tạo các chợ trên địa bàn tỉnh năm 2017, đồng thời xây dựng dự thảo phương án giá thu phí dịch vụ, quy chế đấu thầu kinh doanh khai thác các chợ trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, triển khai đăng ký danh mục chợ đề xuất hỗ trợ vốn đầu tư năm 2017 theo Nghị quyết số 16 của HĐND tỉnh cho 19 chợ, với tổng mức đầu tư 12 tỉ đồng. Đây được xem là nguồn “vốn mồi” để kích thích nhà đầu tư mạnh dạn thực hiện theo hình thức xã hội hóa hơn.
Theo ông Phạm Chí Dũng, Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, thời gian tới, thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, nhất là các hộ kinh doanh tại chợ để hiểu và nắm rõ chủ trương của Nhà nước trong công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ. Cũng như tiếp tục đề ra những giải pháp thiết thực để có thể khai thác chợ đầu mối Ba Ngàn có hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể, đầu tư đường vào chợ và kêu gọi các vựa trái cây dọc theo tuyến dân cư vượt lũ Cái Côn và các tuyến đường liên xã gom về chợ. Cùng với đó, nhanh chóng xây dựng hoàn thành đường cho xe có tải trọng lớn vào chợ, thuận tiện bốc dỡ, thu gom hàng nông sản...
Hiện nay, tỉnh quy hoạch thêm chợ đầu mối nông sản tại thị trấn Mái Dầm. Vị trí dự kiến xây dựng chợ đầu mối nông sản có diện tích khoảng 1,4ha, với nhiều lợi thế như nằm ven sông Mái Dầm, có 2 đường đấu nối ra Quốc lộ Nam Sông Hậu. Do đó, nếu quy hoạch sẽ có đủ điều kiện xây dựng chợ và dễ kêu gọi đầu tư hơn. Đây là cơ sở để tỉnh tiến tới hình thành “trung tâm giao dịch” hàng nông sản quy mô lớn và kết nối cung ứng hàng hóa cho các chợ nổi khu vực lân cận.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU
下一篇:Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
相关文章:
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Bình Phước: Trao quyết định tha tù cho 2 phạm nhân
- Trao tặng kinh phí xây nhà tình nghĩa tại Bù Gia Mập
- Gồng mình giữa lũ dữ, mưa to
- Ray Tomlinson
- Hỗ trợ nông dân ổn định sản xuất
- Đường sắt hủy hàng loạt chuyến tàu do ảnh hưởng của siêu bão số 3
- Xử lý nghiêm những vi phạm đất lâm nghiệp
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Giúp người dân, doanh nghiệp vượt khó
相关推荐:
- SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- Nhiều hoạt động chào mừng lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bù Đăng
- Ngư dân nuôi cá bớp gặp khó
- Mùa khai thác cá cơm
- Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- Còn hơn 300.000 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính
- Ổn định thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh
- Dưa lưới hữu cơ sẵn sàng lên sàn OCOP
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Bước tiến trong phát triển đô thị
- 15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- Ngày 6/1: Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ít biến động
- Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet