发布时间:2025-01-27 14:13:20 来源:88Point 作者:World Cup
Mặc dù ông Modi thắng cử vào năm 2014, hai năm sau khi Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức, nhưng Nhật Bản và Ấn Độ đã thiết lập mối quan hệ bằng hữu gắn bó lâu năm nhất trong số các mối quan hệ giữa ông Modi và các nhà lãnh đạo nước ngoài. Cả hai nước đều nằm ở “những điểm giao cắt” của châu Á, chứng kiến quá trình chuyển giao quyền lực trong khu vực.
Khi ông Abe và ông Modi gặp nhau hồi tháng 9-2014, hai bên đã đưa ra Tuyên bố Tokyo để nâng cấp quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản lên “Quan hệ Đối tác Chiến lược Đặc biệt và Toàn cầu”. Ba chương trình nghị sự đặc biệt trong quan hệ đối tác song phương hướng đến đảm bảo phát triển trong nước (về giao thông, hạt nhân dân sự và quốc phòng), thúc đẩy hội nhập khu vực và ổn định toàn cầu. Hai nước đã thiết lập Quan hệ Đối tác Thúc đẩy Đầu tư Ấn Độ-Nhật Bản, với khoản vay 35 tỷ USD mà Nhật Bản hứa hẹn. Ấn Độ là nước nhận nhiều viện trợ nhất từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Hai bên đã ký các thỏa thuận để giới thiệu các hệ thống đường sắt cao tốc từ Nhật Bản để kết nối Mumbai-Ahmedabad và Chennai-Bangalore để nhằm thay đổi diện mạo Ấn Độ.
Trong khi đó, quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản đã được tăng cường với việc tiến hành tập trận hải quân chung, tập trận Bảo vệ Bờ biển và thỏa thuận bán 12 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ kể từ khi Nhật Bản sửa đổi Luật Xuất khẩu vũ khí.
Hợp tác kinh tế hai bên đã dần gặt hái nhiều thành quả như hồi tháng 10-2014, số lượng các công ty Nhật Bản đầu tư vào Ấn Độ đã tăng 6% và hiện hai nước đang tìm cách tăng cường hợp tác nhân dân. Lượng du khách Ấn Độ đến Nhật Bản năm 2015 cũng tăng 18,2% và Nhật Bản cũng tìm cách thiết lập Văn phòng Du lịch Quốc gia ở Ấn Độ để thu hút tầng lớp trung lưu đang ngày một mở rộng của nước này.
Tháng 12-2015, Ấn Độ và Nhật Bản đã dần chuyển từ các nhân tố tham gia hệ thống quốc tế sang nước cường quốc giúp ổn định hòa bình. Năm 2007, ông Abe đã nêu ra kế hoạch “Sự hợp lưu của hai biển cả” (Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương) trong bài phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ. Bảy năm sau, lần đầu tiên cả hai quốc gia xác định khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “vũ đài” cho quan hệ đối tác của họ, ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung và tìm cách thay đổi trật tự an ninh. Việc thiếu vắng liên minh quân sự giữa hai nước không cản trở nỗ lực nhằm phối hợp chính sách an ninh để thúc đẩy kết nối khu vực. Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2016, Nhật Bản tham gia sự kiện Đánh giá Hạm đội Quốc tế, Ấn Độ thúc đẩy Dự án An ninh và Tăng trưởng cho Tất cả (SAGAR) và Nhật Bản cũng phát triển Quỹ Cơ sở Hạ tầng Chất lượng.
Không chỉ vậy, Ấn Độ và Nhật Bản đều nhận thấy sự ủng hộ ở Việt Nam, Singapore, Philippines… Do đó, mỗi nước đều đã thiết lập quan hệ với các quốc gia nhỏ hơn và các đảo quốc Thái Bình Dương. Họ gắn kết các lợi ích của mình với lợi ích của Mỹ và thiết lập các mối quan hệ ba bên: Ấn Độ-Nhật Bản-Mỹ (vừa được nâng tầm lên cấp Ngoại trưởng) và Ấn Độ-Nhật Bản-Australia, trong khi Mỹ đã hướng đến Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để ổn định thời kỳ chuyển giao quyền lực này.
Hiện quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản đang đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi, đặc biệt khi Trung Quốc cản trở nỗ lực của Ấn Độ để trở thành thành viên Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG). Tiến trình hướng đến hợp tác hạt nhân dân sự Ấn Độ-Nhật Bản đồng nghĩa Ấn Độ có thể dựa vào đối tác chiến lược “chín chắn” như Nhật Bản.
Rõ ràng, cả Ấn Độ và Nhật Bản đều đang sẵn sàng thể hiện vai trò mới của họ như là “người trông coi” khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo đuổi các lợi ích của họ và khéo léo ứng phó với sự thay đổi khuôn mẫu nhận thức hiện nay.
相关文章
随便看看