【số liệu thống kê về sc freiburg gặp rb leipzig】Sẽ có công cụ phát hiện sớm các vi phạm pháp luật thuế
时间:2025-01-26 06:10:02 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Một trong những mục tiêu trọng tâm của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2015 là việc áp dụng phương pháp QLRR trong tất cả các khâu nghiệp vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ,ẽcócôngcụpháthiệnsớmcácviphạmphápluậtthuếsố liệu thống kê về sc freiburg gặp rb leipzig chính xác, tập trung; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý thuế đảm bảo tính liên kết, tự động hoá cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế.
Phân loại 3 mức độ tuân thủ
Theo tổng cục Thuế, việc áp dụng QLRR là để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi để NNT tuân thủ tốt pháp luật.
QLRR của cơ quan Thuế sẽ được thực hiện như sau: Thu thập, thông tin dữ liệu thuế; Xây dựng tiêu chí QLRR đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ, quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ thuế; Xây dựng, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT, quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế. Kiến nghị, áp dụng chính sách ưu tiên hoặc áp dụng các biện pháp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, giám sát, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ khác trong quản lý thuế đối với NNT.
Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ phân loại 3 mức độ tuân thủ pháp luật thuế đối với NNT như: Loại 1, NNT tuân thủ pháp luật thuế tốt; Loại 2, NNT tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ trung bình và Loại 3, NNT tuân thủ pháp luật thuế ở mức độ thấp.
Để được vào nhóm 1, DN phải đáp ứng các điều kiện như: Trong thời gian 2 năm liên tục trở về trước tính đến ngày đánh giá không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, bị xử lý vi phạm pháp luật về hành vi vi phạm về thuế; các vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; vi phạm về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thuế; Không nợ thuế quá hạn trên 30 ngày, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đánh giá.
Các trường hợp DN có 2 lần trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế; Bị các cơ quan Nhà nước xử phạt vi phạm về trốn thuế, gian lận thuế hoặc các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kế toán dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế; Bị xử lý hành chính về hành vi không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thuế; Bị khởi tố vụ án đối với sai phạm trong hoạt động của NNT hoặc người đại diện hợp pháp của NNT bị khởi tố bị can về hành vi vi phạm thuế; Nợ thuế quá hạn 90 ngày...thì bị xếp vào nhóm NNT có mức tuân thủ pháp luật thuế thấp.
Cơ quan Thuế sẽ không thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro đối với nhóm DN giải thể, phá sản, đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mất tích, đã được đóng mã số thuế theo xác nhận của cơ quan Thuế. Còn các trường hợp DN ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích nhưng chưa đóng mã số thuế thì vẫn thuộc diện QLRR.
Tổng cục Thuế kiến nghị, trên cơ sở việc đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá xếp hạng rủi ro của NNT, cơ quan Thuế các cấp sẽ áp dụng các biện pháp như: Kiểm tra trước hoàn thuế sau; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Các biện pháp thu hồi nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế. Biện pháp trong quản lý sử dụng hoá đơn như cho phép NNT tự in hoá đơn hoặc mua hoá đơn do cơ cơ quan Thuế phát hành.
Thu thập thông tin NNT từ nước ngoài
Trong Dự thảo Thông tư quy định áp dụng QLRR trong quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã xây dựng cơ chế phối hợp trao đổi thông tin phục vụ QLRR với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính: Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính... Ngoài ra, cơ quan Thuế phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc các bộ, ngành trao đổi thông tin đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân; Tình hình hoạt động của DN; Thông tin về giao dịch bất thường, đột biến trên tài khoản giao dịch; Phương thức, hành vi gian lận và trốn thuế; Thông tin vi phạm pháp luật thuế và chế độ kế toán, thống kê, vi phạm pháp luật hình sự...
Một trong những điểm mới của Dự thảo chính là việc Tổng cục Thuế sẽ thu thập thông tin liên quan đến quản lý thuế từ nước ngoài. Theo đó, cơ quan Thuế sẽ trao đổi thông tin với các quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần và các Hiệp định hợp tác trao đổi; Các tổ chức quốc tế có liên quan theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên... thông qua hình thức bằng văn bản, thư điện tử hoặc chia sẻ qua hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan Thuế các nước và kết nối chia sẻ thông tin qua hệ thống thông tin với nước láng giềng (trong trường hợp có ký kết thoả thuận giữa hai quốc gia); Trao đổi dưới hình thức cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập tài liệu, tổ chức hội thảo và các hình thức khác. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Thu Hằng
上一篇: Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
下一篇: Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
猜你喜欢
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Ngân hàng Nga bị loại khỏi SWIFT: Người Việt chuyển tiền có gặp khó?
- Sẵn sàng các điều kiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu
- Chỉ hai giờ bán vèo 4 tạ: Gừng sả rẻ lắm, bà con thoải mái xông
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Tỷ giá USD, Euro ngày 17/2: Quan chức Mỹ tranh cãi, USD giảm giá
- Đặc sản canh bọ cạp nấu nguyên con
- Dư thừa 26 triệu tấn xi măng!
- Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét