发布时间:2025-01-26 07:38:17 来源:88Point 作者:Thể thao
Không giải quyết vấn đề
Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư và Phát triển DN Việt Nam năm 2012 vừa tổ chức mới đây,cứutwente – ajax TS. Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, những kiến nghị “cứu” DN thường được chia thành một số nhóm. Nhóm thứ nhất gồm: Tăng chi tiêu công, nhất là đầu tư công, bù đắp thiếu hụt tiêu dùng tư nhân; đẩy nhanh giải ngân các dự án đầu tư công hiện có; mở rộng tín dụng, thậm chí kể cả hạ chuẩn cho vay, gồm cả tín dụng tiêu dùng; tăng hạn ngạch tín dụng; giãn nợ, khoanh nợ, xử lí nợ xấu; miễn, giảm và giãn thuế Thu nhập DN, thuế GTGT… Nhóm giải pháp thứ hai là giảm cung bằng cách tăng bảo hộ sản xuất trong nước, tăng hàng rào kỹ thuật…; hạn chế, tạm dừng đầu tư mới đối với những sản phẩm dư cung để “cứu” những dự án đã đầu tư gần xong, những nhà máy chưa dùng hết công suất.
TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, các kiến nghị thuộc hai nhóm nói trên là rất “truyền thống”. Khi cung vượt quá cầu, thì tăng cầu, giảm cung là lẽ tự nhiên. Tuy vậy, các kiến nghị nói trên mới chỉ chú ý đến các nguyên nhân trực tiếp tạo ra những khó khăn hiện nay cho DN. Xét điều kiện và bối cảnh kinh tế nước ta thời điểm này, các giải pháp như vậy sẽ không còn hiệu lực nữa, hoặc dư địa còn rất nhỏ. Nếu tăng cầu, tăng thêm đầu tư và mở thêm tín dụng quá mức, thì tác dụng rất ngắn hạn và lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ ngay lập tức quay trở lại. Còn nếu tăng cầu ở quy mô nhỏ như đã làm trong thời gian qua, thì không có tác dụng.
TS. Cung nhận định: Các giải pháp “truyền thống” không chỉ không giải quyết được vấn đề, mà còn không phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế. Thậm chí có những kiến nghị, nếu thực hiện, sẽ làm gia tăng thêm mức độ của các khó khăn hiện nay. Ví dụ, trong khi các nhà máy sản xuất thép đang dư thừa công suất, tồn kho thép tăng cao, thì có kiến nghị bố trí thêm vốn, đẩy nhanh giải ngân để sớm hoàn thành một số dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép còn dở dang…
Đúng nhưng thực hiện chưa nhanh
Nhóm kiến nghị được các chuyên gia đánh giá cao liên quan đến phân bố lại và sử dụng nguồn lực hiện có với hiệu quả cao hơn. Trước hết, đó là kiến nghị không tăng vốn đầu tư Nhà nước, mà chủ yếu phân bố vốn vào các dự án hiệu quả cao, có độ lan tỏa cao thúc đẩy và lôi kéo đầu tư vào các ngành có liên quan. Kiến nghị nói trên được nhiều chuyên gia cho là hợp lí, nhưng để thực hiện được nó, còn phải làm nhiều việc, trong đó, quan trọng nhất là thay đổi lại cơ chế quản lí hiện hành đối với đầu tư Nhà nước. Đây là vấn đề đã được nói đến từ lâu, nhưng giải quyết vấn đề đó lại là điều không dễ.
Kiến nghị thứ hai thuộc nhóm này là tái cơ cấu DNNN. Một trong các giải pháp tái cơ cấu DNNN là tập trung thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung vào các ngành, nghề kinh doanh cốt lõi. “Đây là những giải pháp hết sức phù hợp và thiết thực. Nó sẽ thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của tập đoàn, mở rộng dư địa và cơ hội kinh doanh cho thành phần kinh tế khác, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng và bình đẳng hơn. Qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực xã hội nói chung và DNNN nói riêng. Tuy vậy, việc thực hiện có vẻ chần chừ, do dự và chưa thực sự quyết liệt. Thậm chí có ý kiến “bàn lùi”, và cho rằng không thể hoàn thành trước năm 2015 như cam kết” - TS. Nguyễn Đình Cung bày tỏ.
Nhìn chung, để giải quyết các tồn tại hiện có của DN, cần phải thực hiện các biện pháp giải quyết trực diện vấn đề cơ bản của nền kinh tế. Tại nhiều diễn đàn, các chuyên gia trong và ngoài nước cũng đã từng phân tích, vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam nói chung và DN Việt Nam nói riêng đang nằm ở cơ cấu vi mô. Cụ thể là, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp và đang giảm dần, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh thấp. Thực trạng nói trên là hệ quả của phân bố nguồn lực sai lệch và bất hợp lí, không thực sự thúc đẩy sáng tạo, đổi mới công nghệ, tổ chức quản lí để nâng cao năng suất và hiệu quả... Vì vậy, các giải pháp thực hiện cần phải đảo ngược lại diễn biến nói trên; phải tập trung vào nâng cao hiệu quả, năng suất, năng lực cạnh tranh thay vì tiếp tục tập trung mở rộng quy mô về lượng. Cần tạo ra năng lực sản xuất mới, nguồn cung mới phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội, thay vì tập trung vào khai thác nguồn cung dư thừa hiện nay…
Ông Đỗ Xuân Hạ, Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương): Phần lớn DN Việt Nam có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh thấp, còn chính sách vĩ mô lại chưa tạo được động lực khuyến khích DN nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhìn chung, cơ chế quản lí chưa tạo được môi trường cạnh tranh thực sự giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế; cấu trúc thị trường, hành vi cạnh tranh và khuôn khổ pháp lí còn có nhiều bất cập. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật còn hạn chế đang là những thách thức to lớn đối với các DN nước ta. Ông Hỗ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Các chính sách, chương trình hỗ trợ DN đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhưng ít DN nhỏ và vừa tiếp cận được các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước. Nguyên nhân là phần lớn các chính sách, chương trình hỗ trợ chỉ hướng vào đối tượng DN nói chung, không ưu tiên hoặc dành riêng hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Vì vậy, trên thực tế, chủ yếu là các DN lớn tiếp cận được các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, nhiều cơ chế, chính sách đã ban hành, nhưng chậm trễ hoặc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai thực hiện. Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Hiện có nhiều chính sách hỗ trợ DN nhưng những chính sách này vẫn chưa đến được với những DN thực sự khó khăn. Khu vực DN nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn khi mà họ không có tài sản thế chấp. Việc ra đời của Quỹ bảo lãnh tín dụng đáp ứng được yêu cầu của DN nhỏ và vừa, tuy nhiên, sự ra đời của quỹ từ năm 2001 đến nay cho thấy rất nhiều bất cập. Quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương hoạt động rất đơn điệu, rời rạc, chưa thực sự tạo được lợi thế mà chính sách đưa ra cũng như chưa giải quyết được vấn đề cho DN. Dù đã giải quyết được một phần nhưng quy mô bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng ở Trung ương cho DN nhỏ và vừa vẫn còn rất hạn chế. L.B (ghi) |
Lương Bằng
相关文章
随便看看