TPHCM thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch kho bạc | |
Kinh tế TPHCM phục hồi với nhiều tín hiệu khởi sắc |
Tín dụng tăng trưởng tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. |
Cụ thể,dự ước đến cuối tháng 4/2022, dư nợ tín dụng trên địa bàn TPHCM đạt trên 3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối năm 2021. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, tín dụng 4 tháng đầu năm tăng trưởng cao chủ yếu do nhu cầu vốn cho phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng, kinh tế TPHCM phục hồi nhanh. Trong đó tín dụng bằng VND chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng (chiếm 93%) và tăng trưởng 7,6% so với cuối năm 2021.
Tín dụng tăng trưởng gắn liền với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo các chương trình tín dụng của Chính phủ, của ngân hàng Trung ương và của UBND TPHCM. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo cơ chế Thông tư 01, Thông tư 03 và Thông tư 14 về cơ cấu lại nợ giữ nguyên nhóm nợ; miền giảm lãi suất và cho vay mới với lãi suất phù hợp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, giảm áp lực trả nợ và tiếp tục bổ sung vốn để phục hồi và tăng trưởng.
Đến cuối tháng 4/2022, tổng giá trị dư nợ hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, cho gần 2 triệu lượt khách hàng vay vốn, góp phần trực tiếp cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch để ổn định và phục hồi tăng trưởng.
Tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp – khu chế xuất (KCN-KCX) tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao. Theo đó, dư nợ cho vay các doanh nghiệp trong KCN-KCX trên địa bàn (đến cuối tháng 3/2022) đạt trên 400 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung trên địa bàn. Kết quả này phù hợp với những chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp hoạt động trong KCN-KCX với hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng khá trong 3 tháng đầu năm và thời gian qua.
Dư nợ tín dụng ngắn hạn bằng VND đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên (xuất khẩu; nông nghiệp và nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) đạt 196 nghìn tỷ đồng, với lãi suất thấp (không quá 4,5%/năm) đã tạo điều kiện cho các nhóm ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng của nền kinh tế phục hồi và phát triển. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 76% trong tổng dư nợ của chương trình này.