【tyle malaysia】Vi phạm lĩnh vực chứng khoán: Nhà đầu tư cần tự bảo vệ mình

vi pham linh vuc chung khoan nha dau tu can tu bao ve minh

Giao dịch tại Công ty Chứng khoán Maybank KimEng - Nguyễn Thị Hiền

Liên tiếp xử phạt

Ngày 4/12,ạmlĩnhvựcchứngkhoánNhàđầutưcầntựbảovệmìtyle malaysia Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Vân Giang (sinh năm 1981) trú tại phố Nguyễn Thái Học, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Chứng khoán Ngân hàng Đông Á, Chi nhánh Hà Nội về hành vi thao túng giá chứng khoán và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú với đối tượng này.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, từ tháng 2/2015 đến tháng 12/2016, Nguyễn Vân Giang đã sử dụng Chứng minh nhân dân của nhiều khách hàng để thành lập nhiều công ty, nhưng thực tế các công ty này do Giang nắm giữ và điều khiển. Qua đó, đối tượng sử dụng thông tin cá nhân của nhiều người khác để mở tài khoản chứng khoán, hoặc mượn tài khoản chứng khoán tại nhiều công ty chứng khoán khác để tiến hành giao dịch chéo cổ phiếu CDO, tạo thanh khoản giả để đẩy giá cổ phiếu lên cao thu hút nhiều nhà đầu tư mua vào với mục đích sẽ bán ra để kiếm lời, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Đây không phải là lần đầu cơ quan điều tra tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội thao túng giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Trước đó, ông Lê Văn Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc Công ty Dược phẩm Viễn Đông) đã phải lĩnh mức án 4 năm tù về tội thao túng giá chứng khoán. Mới đây nhất, cơ quan công an cũng khởi tố vụ án liên quan tới việc “làm giá” cổ phiếu MTM.

Trước đó, UBCKNN cũng đã xử phạt 600 triệu đồng đối với bà Trần Thị Minh Phượng do bà Phượng đã sử dụng 42 tài khoản, trong đó 3 tài khoản đứng tên mình và 39 tài khoản đứng tên người khác mở tại 16 công ty chứng khoán để giao dịch cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu HNG.

Bên cạnh đó còn có hàng loạt vụ việc nhà đầu tư thao túng giá chứng khoán bị xử phạt trước đây như ông Hoàng Ðức Dũng mở 26 tài khoản thao túng giá cổ phiếu TNT bị phạt 550 triệu đồng, đồng thời phải nộp thêm hơn 400 triệu đồng để khắc phục hậu quả; bà Bùi Thị Ngọc Yến bị phạt 550 triệu đồng do đã sử dụng 9 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu VID…

Đáng chú ý, trong danh sách những cái tên bị xử phạt về thao túng giá chứng khoán còn có cả lãnh đạo các DN. Điển hình như ông Trần Thanh Hữu, thành viên HÐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cmistone (CMI) bị phạt 705 triệu đồng vì thao túng giá cổ phiếu CMI.

Theo UBCKNN, trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, trong 9 tháng năm 2017, UBCKNN đã xử phạt hành chính 180 trường hợp với tổng số tiền phạt 11,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới đầu tư, các vụ xử phạt hành chính của UBCKNN dù có tăng về số lượng nhưng hiệu quả răn đe chưa thực sự lớn.

Nhiều khó khăn

Nghị định số 108/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định số 85/2010/NĐ-CP đã tăng mạnh mức xử phạt hành chính đối với đối tượng có hành vi thao túng giá chứng khoán, theo đó tổ chức vi phạm bị xử phạt từ 1 - 1,2 tỷ đồng, cá nhân vi phạm bị xử phạt từ 500 - 600 triệu đồng, ngoài ra bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.

Trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán có hành vi này thì còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 1 - 3 tháng; nếu là người hành nghề chứng khoán thì bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 1 - 3 tháng.

Khi xem xét tính các khoản thu trái pháp luật, nếu xét thấy giá trị khoản thu trái pháp luật hoặc mức độ gây thiệt hại đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, UBCKNN sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong thực tế, việc xử lý mạnh tay các hành vi thao túng chứng khoán lại không hề dễ, đặc biệt là xử lý hình sự. Bởi lẽ thời gian để phát hiện và chứng minh hành vi thao túng giá trong lĩnh vực chứng khoán thường kéo dài và rất khó khăn.

Báo cáo định kỳ của UBCKNN cho thấy, số liệu các mã chứng khoán có nghi vấn giao dịch bất thường hàng năm khá nhiều, nhưng số lượng trường hợp chứng minh được có lỗi lại rất thấp, do không đủ căn cứ. Tiếp đó là khó khăn trong việc tính giá trị khoản thu nhập bất chính, hoặc chứng minh thiệt hại của nhà đầu tư.

Trong bối cảnh đó, giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, để tự bảo vệ mình, nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu có dấu hiệu giao dịch bất thường, chỉ nên ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, có lịch sử hoạt động và công bố thông tin minh bạch, rõ ràng. Không nên tham lợi trước mắt mà để thua lỗ lớn về sau.

Song song đó, UBCKNN cũng cần có những cảnh báo sớm cho nhà đầu tư khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường thông qua hoạt động giám sát thị trường./.

Cúp C1
上一篇:Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
下一篇:9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9