TheộNNPTNTgỡvướngchohồchứanướcIaRtôtổngmứcđầutưtỷbxh indonesiao đó, trước đề nghị của Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai về việc đề nghị hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thi công hồ chứa nước Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, Gia Lai), Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã có ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Đối với hạng mục điều chỉnh thiết kế trong quá trình thực hiện dự án, Sở NNPTNT cần đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan tổ chức thực hiện theo đúng quy định tại điều 84 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 và các nghị định, thông tư hướng dẫn liên quan.
Dự án hồ chứa nước Ia Rtô do Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư. |
Trường hợp việc điều chỉnh thiết kế dẫn đến điều chỉnh khối lượng trong hợp đồng xây dựng, tổ chức thực hiện theo quy định tại điều 37 nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.
Các hạng mục lập quy trình vận hành hồ chứa, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa cũng như phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp và xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập, Sở NNPTNT cần tham mưu tỉnh triển khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Thủy lợi, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 14/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Hiện nay, công trình hồ chứa nước Ia Rtô đã chặn dòng, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp yêu cầu tiến độ thi công vượt lũ hết sức khẩn trương. Điều kiện thời tiết đang thuận lợi, Sở NNPTNT cần tham mưu UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo chủ đầu tư kiểm tra, rà soát kỹ hồ sơ thiết kế và điều kiện thực tế hiện trường (địa hình, địa chất, thủy văn, vật liệu xây dựng...). Từ đó, có giải pháp phù hợp và kịp thời thi công đảm bảo tiến độ và an toàn công trình.
Trong quá trình thực hiện, đối với các hạng mục có kỹ thuật phức tạp có thể thuê chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm chuyên ngành để hỗ trợ. Trường hợp nếu có nghi ngờ về chất lượng, có thể thực hiện việc kiểm định chất lượng, hạng mục công trình theo quy định.
Được biết, dự án hồ chứa nước Ia Rtô do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư. Dự án được xây dựng từ nguồn ngân sách Trung ương với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
Dự án sẽ hoàn thành trong năm 2020 và phục vụ cấp nước tưới cho 600 ha cây trồng và cấp nước phục vụ sinh hoạt cho khoảng 40.000 người dân trên địa bàn thị xã Ayun Pa.
Tuy nhiên, với rất nhiều bất cập trong việc triển khai dự án đã làm chậm tiến độ thi công vượt lũ và công trình không thể hoàn thành như quyết định được phê duyệt.
Cụ thể, tại phần đập của hồ chứa đang thiếu khoảng 200.000 m3 đất đắp thượng, hạ lưu đập và 40.000 m3 lõi chống thấm. Cùng với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, chi phí vận chuyển đất đắp từ các bãi vật liệu đã làm kinh phí tăng thêm khoảng 8,128 tỷ đồng.
Nguyên nhân là do thiết kế bãi vật liệu không đủ trữ lượng dẫn đến thiếu vật liệu đắp đập. Chưa kể, đất đắp khối chống thấm ở bãi cách xa công trình 17 km là không phù hợp về cự ly theo quy định.
Còn về thay đổi biện pháp thi công xử lý thấm nền đập, theo thiết kế phải xử lý bằng tường hào chống thấm Bentonai. Tuy nhiên, ngoài việc xử lý nền đập bằng tường hào Bentonai, chủ đầu tư còn thực hiện công việc khoan phụt vữa và đã làm xong từ tháng 6/2020.
Việc phát sinh này làm tăng giá trị hợp đồng đã ký 8,3 tỷ đồng, trong khi chưa được UBND tỉnh Gia Lai cho phép.
Cùng với đó, trong quá trình thực hiện dự án còn phát sinh một số khối lượng công việc khác như: đào đá móng tràn, vai tràn xả lũ, điều chỉnh và bổ sung công trình trên kênh để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác vận hành, chi phí xây dựng nhà quản lý công trình và chi phí tư vấn lập dự án đầu tư kinh phí quản lý an toàn đập, hồ chứa… kinh phí dự kiến bổ sung khoảng hơn 6,1 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kinh phí cho các khối lượng, công việc bổ sung và phát sinh nêu trên khoảng hơn 23,1 tỷ đồng.