【chơi xì dách là gì】Người dân cần chậm lại một nhịp để hạn chế bị lừa đảo khi giao dịch chuyển tiền

Chia sẻ trên được lãnh đạo Báo Tuổi Trẻ,ườidâncầnchậmlạimộtnhịpđểhạnchếbịlừađảokhigiaodịchchuyểntiềchơi xì dách là gì Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đại diện công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) đưa ra tại buổi họp báo công bố chuỗi sự kiện Ngày không tiền mặt 2024, tổ chức tại TP.HCM ngày 28/5.

ngaykotienmat.jpg
Để tránh rủi ro trong giao dịch thanh toán, người dân cần chậm lại một nhịp. Ảnh: Quang Định

Ông Trần Xuân Toàn, Phó Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ cho biết, qua các vụ lừa đảo, rất nhiều người không hiểu tại sao nạn nhân lại ngây ngô đến thế và điều này chỉ người trong cuộc mới hiểu được. Người dân đang thiếu kỹ năng trên nền tảng số và việc giáo dục để người dân tự bảo vệ mình là một mục tiêu rất quan trọng mà ban tổ chức Ngày không tiền mặt hướng đến.

Bộ TT&TT hay các chuyên gia công nghệ liên tục đưa ra khuyến nghị người dân nên chậm một chút, suy nghĩ 1 - 3 giây trước khi xác nhận lệnh chuyển tiền sẽ giúp hạn chế bị lừa đảo khi giao dịch.

Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) cũng cho rằng, các vụ việc lừa đảo xảy ra phổ biến trong thời gian qua chủ yếu đến từ các yếu tố phi kỹ thuật, khi kẻ lừa đảo thao túng tâm lý người dùng dịch vụ thông qua các thủ đoạn dẫn dụ, đánh vào lòng tham hay nỗi sợ hãi… để nạn nhân tiến hành thanh toán thật, chuyển tiền cho kẻ gian.

Để giải quyết vấn đề này, bước đầu tiên cần phối hợp truyền thông, tuyên truyền để nêu cao sự cảnh giác. Người dùng đôi lúc phải quyết định chậm một chút trước khi thực hiện thao tác chuyển tiền, tránh rơi vào bẫy của kẻ lừa đảo.

Đại diện NAPAS cũng chia sẻ thêm, bên cạnh việc các ngân hàng triển khai hệ thống nhận biết hành vi đặc thù có khả năng bị lừa đảo và cảnh báo khách hàng, công ty này cũng đang soạn thảo bộ quy trình phối hợp dựa trên nền tảng pháp lý, để khi nhận diện được lừa đảo thì thông báo cho phía ngân hàng nhận tiền kịp thời xử lý.

Đây là những yếu tố kỹ thuật được triển khai trước mắt để làm chậm quá trình chuyển tiền, hạn chế các trường hợp lừa đảo. Các ngân hàng có thể khoá giao dịch trên ngân hàng số khi được thông báo dấu hiệu lừa đảo, hay yêu cầu khách hàng phải ra quầy mới được thực hiện giao dịch rút tiền. Các biện pháp này sẽ làm chậm luồng tiền của kẻ gian khi thực hiện lừa đảo.

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN cũng chia sẻ, trong 5 năm vừa qua, kể từ khi Báo Tuổi Trẻ phát động Ngày không tiền mặt, đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thanh toán không dùng tiền mặt, đem lại rất nhiều thuận lợi cho người dùng.

Tuy nhiên, phát triển nhanh cũng sẽ gặp vấn đề về mất an ninh, an toàn và đây là sự đánh đổi giữa thuận tiện và tiện nghi với bảo mật và an toàn. Chính vì thế, làm sao xác định được sự cân bằng hợp lý giữa sự an toàn và tiện nghi là vấn đề cần đặt ra.

Ông Lê Anh Dũng cho rằng, thời điểm nửa cuối năm 2023 đầu năm 2024, tình trạng lừa đảo qua mạng nở rộ, nhiều người dân “bỗng dưng” mất tiền, chủ yếu kẻ lừa đảo đánh vào mắt xích yếu nhất trong chuỗi giá trị thanh toán, đó là người dùng. Đây hoàn toàn là các yếu tố phi kỹ thuật.

Rất nhiều người nghĩ nguyên nhân là do kẻ gian hack vào hệ thống ngân hàng, nhưng các ngân hàng Việt Nam rất an toàn và bảo mật, không có chuyện hacker có thể xâm nhập và đi vào như chỗ không người.

Để bảo vệ người dân, truyền thông là tuyến bảo vệ đầu tiên và hiệu quả nhất giúp họ có kiến thức và nhận thức được rủi ro khi sử dụng dịch vụ ngân hàng để thanh toán

Theo đại diện NHNN, từ rủi ro người dân gặp phải, các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán phải tăng cường các biện pháp bảo mật hệ thống, bảo mật thanh toán, tìm ra các giải pháp để bảo vệ người dân với phương châm “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”. Đây là trách nhiệm của các bên, đem lại dịch vụ an toàn bảo mật cho khách hàng.

World Cup
上一篇:Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào
下一篇:Lỗi bảo mật trên Android giúp qua mặt mật mã khóa màn hình