【kết quả bóng đá fa cup anh】Nở rộ đào tạo ngành sức khỏe: Lo lắng về chất lượng

Điểm sàn xét tuyển vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cao nhất là 24 điểm
Bộ GD&ĐT công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngành sức khoẻ
Nhiều thách thức trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp
Hai cơ sở đào tạo y dược lớn ở miền Bắc công bố chỉ tiêu tuyển sinh
Sức khỏe là ngành đào tạo đặc biệt, nắm trong tay sinh mạng của con người nên cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo. Ảnh: ST
Sức khỏe là ngành đào tạo đặc biệt, nắm trong tay sinh mạng của con người nên cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo. Ảnh: ST

Chạy theo xu hướng?

Để nói về việc nở rộ đào tạo khối ngành sức khoẻ hiện nay, bác sỹ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) thẳng thắn nêu quan điểm, là một bác sỹ, nếu cho tôi quay trở lại thời học sinh, tôi sẽ không theo học y khoa tại Đại học K. (một trường ĐH thiên về kinh tế, kỹ thuật- PV xin được giấu tên). Là một người bệnh, nếu biết trước, tôi sẽ không chọn một bác sỹ tốt nghiệp ở trường này để chữa bệnh cho mình.

Sở dĩ đưa ra nhận định trên, theo vị bác sỹ này, có 4 yếu tố mà các cơ sở đào tạo y khoa mới được thành lập hoặc mở theo “phong trào” sẽ khó hi vọng đào tạo được những nhân sự giỏi bởi khi đó phong trào học tập của sinh viên yếu, số lượng giảng viên hạn chế, chất lượng giảng viên không cao và cuối cùng là sự mất cân đối trong đào tạo khi sinh viên được nhồi nhét kiến thức nhiều hơn là thực hành.

“Cứ mỗi khi có thông tin một cơ sở giáo dục dân lập mở thêm khối ngành đào tạo sức khoẻ tôi lại giật mình thon thót với câu hỏi liệu sản phẩm đầu ra của các cơ sở này sẽ ra sao”, một bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn lo ngại.

Lo lắng của vị bác sỹ nêu trên là hoàn toàn có cơ sở khi để chuẩn bị cho mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến. Điểm đáng chú ý trong phương án tuyển sinh của các trường là sự xuất hiện của nhiều ngành học mới, đặc biệt là các ngành đào tạo về sức khỏe.

Có thể điểm qua như: trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở tới 8 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, gồm: Y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em, hoạt động trị liệu và quản lý bệnh viện. Trường ĐH Hoa Sen cũng thông báo dự kiến mở 4 ngành mới liên quan đến lĩnh vực sức khỏe là răng hàm mặt, dược, kỹ thuật y sinh và quản lý bệnh viện.

Bên cạnh ngành dược học, trường ĐH Công nghệ TPHCM dự kiến tuyển sinh thêm ngành kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng. Cũng trong năm nay, Trường ĐH Văn Lang dự kiến mở thêm 2 ngành mới ở khối sức khỏe là y đa khoa, y học cổ truyền. Trường này đang đào tạo 4 ngành sức khỏe là răng hàm mặt, điều dưỡng, dược học và kỹ thuật xét nghiệm y học…

Trước đó, nhiều đại học ngoài công lập trên cả nước cũng đã đào tạo nhóm ngành này như: ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Đại Nam, Trường ĐH Duy Tân...

Không đảm bảo chất lượng hệ quả sẽ rất lớn

Với việc các trường ngoài công lập “đua nhau” mở các mã ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe khiến xã hội không khỏi băn khoăn, lo lắng về chất lượng đào tạo.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu quan điểm, sức khỏe là ngành đào tạo đặc biệt, nắm trong tay sinh mạng của con người nên cần thắt chặt ngay từ khâu tuyển sinh, đào tạo.

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, cần hết sức cân nhắc, không nên mở ngành đào tạo sức khỏe tràn lan, bởi nếu chất lượng đào tạo không đảm bảo thì hệ quả đối với hệ thống y tế là rất lớn và kéo dài. “Đối với đào tạo sinh viên y khoa, khâu thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong khi hệ thống bệnh viện hiện nay hầu như không tăng lên nhưng số lượng sinh viên cần thực hành lại tăng thêm thì làm sao giải quyết được bài toán giữa số lượng và chất lượng”, GS Phạm Tất Dong băn khoăn.

GS. Lê Ngọc Thành, Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, để duy trì được chất lượng đào tạo nhóm ngành sức khỏe, ngoài việc các cơ sở tự mình nâng cao chất lượng, phải có sự vào cuộc giám sát mạnh mẽ của các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan quản lý, xã hội vì tại nhiều nơi, nhiều trường, tính tự giác học thuật chưa được đề cao.

"Bên cạnh đó, chúng ta đã thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia nên việc kiểm định chất lượng sẽ được đánh giá ngày càng tốt hơn. Đây cũng là giải pháp tạm thời để kiểm soát chất lượng đầu ra", GS.Lê Ngọc Thành nêu.

Về phía Bộ Y tế, theo ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, các trường khi đã mở mã ngành cần phải đảm bảo chất lượng đào tạo bởi thời gian tới Hội đồng Y khoa quốc gia sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá đầu ra theo năng lực và cấp chứng chỉ nghề quốc gia. Nếu không đạt điều kiện, chuẩn đào tạo thì không cấp chứng chỉ hành nghề dù sinh viên đã tốt nghiệp.

Cũng theo ông Tác, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đang cho kiểm tra, rà soát lại tất cả các trường có mở ngành sức khỏe, đồng thời sẽ kiến nghị Bộ GD&ĐT về việc xem xét điều kiện mở mã ngành khối sức khỏe.

Còn ý kiến từ Bộ GD&ĐT cho biết, theo quy định, “các loại hình cơ sở giáo dục ĐH bình đẳng trước pháp luật”. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cơ sở giáo dục đại học được quyền bình đẳng trong mở các chương trình đào tạo mới để tổ chức đào tạo cung cấp nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, do khối ngành sức khỏe là một khối ngành đào tạo đặc thù nên Bộ GD&ĐT sẽ quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế.

Đại diện Bộ GD&ĐT cũng thông tin, hàng năm, Bộ sẽ thường xuyên thanh kiểm tra đột xuất và định kỳ về đào tạo, tuyển sinh, đảm bảo chất lượng và điều kiện duy trì ngành đào tạo. Với những ngành không đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng, duy trì ngành đã mở sẽ được thông báo để rà soát, bổ sung. Quá thời hạn, cơ sở đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.

La liga
上一篇:Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
下一篇:Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng