设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【bonh】Quy định tiêu chuẩn người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp 正文

【bonh】Quy định tiêu chuẩn người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-25 11:37:19

Người đại diện tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trước khi gửi báo cáo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải lấy ý kiến của doanh nghiệp. Ảnh: T.L

Theđịnhtiêuchuẩnngườiđạidiệnvốnnhànướctạidoanhnghiệbonho đó, Thông tư quy định tiêu chuẩn, chế độ hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người đại diện và mối quan hệ giữa người đại diện với tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về quyền hạn của Người đại diện, Thông tư quy định, Người đại diện được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước xem xét chỉ định tham gia Hội đồng thành viên, hoặc đề cử để tham gia Hội đồng quản trị theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện.

Đối với các nội dung phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước thì sau khi có ý kiến chấp thuận của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, Người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước. Trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa xin được ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau.

Nghĩa vụ của Người đại diện, Thông tư quy định, phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, Điều lệ của doanh nghiệp do mình làm Người đại diện; các quy định của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, các quyền, trách nhiệm của mình. Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin về tình hình hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh; giám sát tình hình tài chính; gửi các báo cáo định kỳ (quý, năm), báo cáo bất thường và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước...

Người đại diện có nghĩa vụ phải báo cáo kịp thời, đề xuất những giải pháp đối với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước về tình hình doanh nghiệp hoạt động thua lỗ; không đảm bảo khả năng thanh toán; đầu tư không đúng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

Về mối quan hệ giữa Người đại diện và Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, Thông tư quy định, Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ định hoặc cử Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp; Miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các lợi ích khác của Người đại diện. Kiểm tra, giám sát hoạt động của Người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của Người đại diện để ngăn chặn, xử lý và chấn chỉnh kịp thời...

Về mối quan hệ giữa Người đại diện và Doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước, Thông tư quy đinh: Doanh nghiệp có phần vốn góp của nhà nước có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư, tình hình tài chính, những nội dung khác (nếu có) cho Người đại diện khi được yêu cầu theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của doanh nghiệp.

Người đại diện tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ trước khi gửi báo cáo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước lấy ý kiến của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có ý kiến khác với nội dung báo cáo, đánh giá nhận xét của Người đại diện thì doanh nghiệp trực tiếp bàn bạc, giải thích các nội dung khác đó với Người đại diện để có sự đồng thuận trong báo cáo đánh giá, nhận xét. Sau khi bàn bạc nếu còn ý kiến khác nhau thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/4/2014./.

Phương Quyên

热门文章

0.7149s , 7570.625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bonh】Quy định tiêu chuẩn người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp,88Point  

sitemap

Top