游客发表
发帖时间:2025-01-25 09:47:45
An ninh tại Iraq vẫn mong manh,ộtnămsaukhiMỹrútquâgiai ngoai hang anh hom nay nếu không nói là xấu đi và nỗi bất bình của người dân đối với chính phủ ngày càng lớn.
Với việc cố tìm cách thoát khỏi nhiều năm chiến tranh và chiếm đóng, Chính phủ Iraq muốn chứng tỏ rằng mình có khả năng cầm quyền cho dù chưa được như mong muốn. Một nước Iraq độc lập sẽ có thêm nhiều ảnh hưởng trong khu vực một khi những vấn đề trong nước được giải quyết ổn thỏa.
Cần nhớ lại rằng chỉ vài ngày sau khi lực lượng chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Iraq ngày 18-12-2011, nước này đã nhanh chóng rơi vào đấu đá chính trị nội bộ. Thủ tướng Nouri Maliki phát động một chiến dịch nhằm vào đối thủ lâu nay của ông là Phó Tổng thống Tareq Hashimi - quan chức chính phủ cao cấp nhất theo dòng Sunni.
Ông Hashimi bị cáo buộc là chủ mưu các vụ tấn công khủng bố nhằm vào các chính khách người Shi'ite và các quan chức an ninh. Lệnh bắt giữ ông Hashimi được đưa ra và tiếp sau đó là một vài phán quyết, nhưng ông Hashimi đã bác bỏ mạnh mẽ những cáo buộc này và cho rằng vụ việc mang động cơ chính trị.
Sự việc này đã chọc giận người Sunni vốn cảm thấy bị chính phủ do người Shi'ite lãnh đạo phân biệt đối xử. Họ bắt đầu tẩy chay Quốc hội và Nội các, tiếp đó nỗ lực lật đổ ông Maliki nhưng nỗ lực này cuối cùng bị thất bại do thiếu sự ủng hộ.
Không lâu sau cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shi'ite, người Kurk bắt đầu làm Chính phủ Iraq đau đầu. Khu vực tự trị miền Bắc Iraq của người Kurk do ông Masoud Barzani đứng đầu đã làm Baghdad tức giận khi tiến hành các thỏa thuận khai thác dầu mỏ với các công ty nước ngoài mà không được sự đồng ý của chính quyền trung ương. Sau đó nhờ Tổng thống Jalal Talabani - một người Kurk - đứng ra làm trung gian hòa giải, căng thẳng giữa hai bên mới dịu bớt.
Theo Giáo sư Sabah El-Sheikh thuộc Khoa Chính trị Đại học Baghdad, những vụ việc chính trị trong năm qua tại Iraq đã cho thấy tình trạng thù địch và nỗi hoài nghi sâu sắc giữa các sắc tộc và các cộng đồng thiểu số khác nhau ở nước này. Ông nói: "Trong nhiều năm kể từ Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ, Iraq đã không ngừng kêu gọi hòa giải dân tộc, nhưng xem ra một tiến trình hòa giải thực sự vẫn còn xa vời. Iraq sẽ tiếp tục trong tình trạng bấp bênh giữa ổn định và bất ổn định trong nhiều năm tới nếu không có sự cân bằng giữa người Shi'ite, người Sunni và người Kurk".
Trong khi đó, về kinh tế, Iraq đã thu được hàng tỷ USD nhờ bán dầu mỏ - mức cao mới trong năm nay. Theo một báo cáo của Ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ), Iraq là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, dự kiến đạt tăng trưởng GDP đạt 10,5% trong hai năm liên tiếp và có thể duy trì được là một trong những tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới từ nay đến năm 2017.
Lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1980, Iraq đã thế chỗ Iran, trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trong OPEC vào tháng 8-2012. Sản lượng dầu mỏ của Iraq đã lên tới 3 triệu thùng/ngày và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán rằng mức sản lượng này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Nội các Iraq đã thông qua khoản ngân sách 115 tỷ USD cho năm 2013, tăng 18% so với khoản ngân sách trong năm nay.
Về ngoại giao, Chính phủ Iraq đã làm một số nhà quan sát ngạc nhiên khi theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập ngoài dự đoán. Có tin, Iraq đạt được một thỏa thuận mua vũ khí trị giá 5 tỷ USD với Nga - một nỗ lực mới nhất của Baghdad nhằm giảm sự phụ thuộc vào Mỹ. Thỏa thuận đã khiến Washington lo ngại nên sau đó bị hủy bỏ do cáo buộc "có tham nhũng", song một số nhà phân tích người Nga tin rằng Baghdad chịu sức ép của Mỹ.
Việc Iraq ngày càng tỏ ra ủng hộ Iran cũng làm Mỹ lo ngại khi hai chính phủ theo dòng Shi'ite này tăng cường quan hệ song phương.
Vị trí địa chính trị là nhân tố xác định đường lối ngoại giao của Iraq. Do vậy, Iraq phải linh hoạt giữa Mỹ và Iran, giữa người Sunni và người Shi'ite, giữa người Araf và người Kurk. Chính phủ Iraq có thể chưa làm tốt nhiệm vụ này, nhưng có lý do hy vọng họ sẽ làm tốt hơn trong tương lai. Iraq sớm đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực hay không phụ thuộc vào việc những vấn đề riêng của Iraq được giải quyết nhanh hay chậm.
Thu Thảo
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接