(Tiếp theo kỳ trước)
*NGUYỄN HỒNG TRÀ,ăngcườngsựlatildenhđạocủaĐảngtrongphaacutettriểnkinhtếthịtrườnhan dinh cadiz Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
BPO - Xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương lớn của đảng bộ và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh. Kế thừa kết quả của quá trình tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước ta, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã khẳng định phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa mà bản chất là phát triển một nền KTTT đồng bộ, đầy đủ, hiện đại và hội nhập, đồng thời giữ vững nguyên tắc và bản chất chủ nghĩa xã hội được thể hiện xuyên suốt qua các kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh từ khi tái lập đến nay… Phát huy vai trò của các vùng kinh tế động lực như Chơn Thành, Đồng Phú và một số địa phương có thế mạnh về lâm - nông nghiệp như Bình Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp… Đồng thời, quan tâm phát triển các vùng kinh tế chậm phát triển, không để mở rộng khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, địa phương trong tỉnh, với mục tiêu lấy nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu phát triển của tỉnh.
Lấy lợi ích của nhân dân làm trung tâm
Trong thời gian tới, quá trình tái cơ cấu, tập trung phát triển KTTT gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở các địa phương trong tỉnh không thể là việc làm duy ý chí, phong trào, hình thức, bất chấp hệ lụy, mà các tổ chức đảng, chính quyền trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cần tiến hành theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ; phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế; giải quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Triển khai tái cơ cấu đồng bộ, tổng thể nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm, thị trường và các yếu tố sản xuất; tập trung phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ và tạo giá trị gia tăng cao, bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí… Phát triển mạnh kinh tế lâm - nông nghiệp và các vùng kinh tế động lực, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế vùng cao, vùng sâu, xa và địa bàn khó khăn, dân tộc thiểu số… |
Nhiệm kỳ 2015-2020, các cấp, ngành trong tỉnh đã chỉ đạo, triển khai thực hiện quy định của Trung ương và của tỉnh trong công tác quản lý đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh, sử dụng giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, chăn nuôi; ngăn ngừa tình trạng sử dụng, kinh doanh các chất cấm ngoài danh mục cho phép. Phát triển đồng bộ các cơ sở sơ chế, gắn với vùng nguyên liệu tập trung trên địa bàn tỉnh, ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất ra những sản phẩm chủ lực, có thế mạnh địa phương mang chỉ dẫn địa lý, chứng nhận, nhãn hiệu tập thể...
Các địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách về thu hút đầu tư, nhất là tăng cường xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức phi chính phủ, quốc tế… nhằm thu hút các nguồn lực, đồng thời lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án có liên quan để đầu tư hạ tầng cho các vùng, cơ sở sản xuất.
Tổ chức hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm lâm - nông nghiệp trong và ngoài nước. Tập trung ưu tiên phát triển hạ tầng thương mại, hệ thống logistics kết nối giữa người sản xuất với nhà phân phối, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động quảng bá, giới thiệu và phân phối sản phẩm… để xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản địa phương.
Dấu ấn lãnh đạo kinh tế của đảng bộ các cấp cũng đang và sẽ tiếp tục được ghi nhận, thể hiện thông qua tổ hợp các chiến lược cũng như một loạt quyết sách quan trọng khác nhằm tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của từng địa phương hòa chung với chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh chủ yếu theo chiều sâu; hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái. Đồng thời thúc đẩy phát triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiến bộ, lấy lợi ích của toàn dân làm trung tâm.
Trong lãnh đạo phát triển nền kinh tế của tỉnh, đảng bộ các cấp đã sắp xếp hiệu quả tổ chức bộ máy của Đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh gắn liền với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh theo hướng “trọng dân, gần dân; của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, theo chuẩn mực “phục vụ phát triển” và có khả năng xử lý, ứng phó linh hoạt với những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
Đồng thời, phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong giám sát, phản biện xã hội; đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, tuyệt đối trung thành với lợi ích của cơ quan, đơn vị và địa phương. Tiếp tục xây dựng các tổ chức đảng và phát triển đội ngũ đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị sản xuất và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương đã kịp thời nắm bắt, cụ thể hóa chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp thành các quyết định... và kế hoạch có căn cứ pháp lý để quản lý, điều hành phát triển kinh tế và để toàn dân thực hiện. Đồng thời, lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ những tiêu cực phát sinh, nhất là tệ tham nhũng, lãng phí, những hành vi phi nhân tính trong sản xuất, kinh doanh, những lệch lạc trong hội nhập kinh tế quốc tế…
Năm 2030, cơ bản trở thành tỉnh phát triển công - nông - lâm nghiệp khu vực Đông Nam Bộ
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, quản lý điều hành của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền còn hạn chế trong việc phối hợp thực thi pháp luật chuyên ngành; công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa kịp thời; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trên địa bàn tỉnh chưa tạo được sự chuyển biến mạnh về nhận thức và hành động trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân; chưa phát huy tối đa vai trò giám sát, phát hiện và tố giác vi phạm của các tổ chức, người dân.
Trong thời gian tới, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển KTTT gắn với phát triển lâm - nông nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách toàn diện, bền vững, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu:
Đảng bộ các cấp phải tập trung lãnh đạo ban hành chủ trương, chính sách kinh tế, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của tình hình; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế của địa phương theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, phù hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của tỉnh. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 25-6-2022; Kết luận số 367, 368, 369-KL/TU ngày 25-6-2022 của Tỉnh ủy về tập trung phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi gắn với phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa theo chiều rộng, chiều sâu, đảm bảo tính bền vững, cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặc biệt quan tâm kết hợp vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn để thúc đẩy phát triển theo hướng sản xuất đồng bộ, bền vững và sản xuất hàng hóa; ưu tiên phát triển kinh tế hộ gia đình, phải xem đây là chủ thể độc lập trong sản xuất nông nghiệp; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp đã và đang phát triển tại các địa phương; từng bước áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, kinh doanh để tăng năng suất lao động... |
Lãnh đạo chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển và liên kết kinh tế vùng; khuyến khích đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự tiến bộ của các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các huyện, thị xã và làm thay đổi diện mạo kinh tế của tỉnh; hướng tới năm 2030, Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh phát triển công - nông - lâm nghiệp trong khu vực Đông Nam Bộ; thu hẹp khoảng cách chênh lệch thu nhập bình quân đầu người so với mức chuẩn của chung của cả nước và các khu vực.
Để bảo đảm cho hoạt động lãnh đạo của đảng bộ các cấp đồng bộ, toàn diện, hiệu quả trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, đảng bộ các cấp phải tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động để nâng cao năng lực lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển kinh tế của toàn tỉnh theo hướng hiệu lực, hiệu quả. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp luật đối với xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số (Digital economic) theo kịp khu vực và trong nước. Sớm hoàn thành việc xây dựng và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu lớn (big data) và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia, phát triển kinh tế bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường; khuyến khích làm giàu đi đôi với tích cực giảm nghèo bền vững, nhất là đối với vùng nông thôn, vùng căn cứ địa cách mạng, biên giới, vùng di dân, tái định cư.
(còn nữa)