【nhận định mc vs】Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án

Xuân DuyXuân Duy

(Dân trí) - VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm án cho bà Trương Mỹ Lan về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhưng đề nghị tuyên y án tử hình về tội Tham ô tài sản.

Ngày 15/11, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát) và 47 bị cáo khác cùng một số người liên quan bước sang phần tranh luận.

Phát biểu quan điểm giải quyết vụ án, đại diện VKSND Cấp cao tại TPHCM xác định, bà Lan là người sở hữu 91,5% cổ phần của SCB, đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền ngân hàng. Bà Lan là người nắm quyền chi phối hoạt động tại SCB.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án - 1

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Để hợp thức hóa việc rút tiền và tránh bị phát hiện sai phạm, bà Lan yêu cầu cán bộ ở SCB chuyển tiền giải ngân vào các công ty "ma", sau đó rút tiền mặt hoặc chuyển lòng vòng nhằm cắt đứt dòng tiền. Trong đó, từ năm 2012 đến 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản.

Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỷ đồng cả gốc và lãi. Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo, các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỷ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan là phạm tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ; gây thiệt hại gần 130.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra trước và sau ngày 1/1/2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội Tham ô tài sản.

Trong suốt 10 năm thâu tóm SCB, bà Lan đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi. Theo VKS, số tiền thiệt hại của vụ án và bà Lan có nghĩa vụ phải bồi thường cho SCB.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án - 2

Đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa. (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp nhà băng thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra. Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu. Hành vi này là phạm tội Đưa hối lộ.

Quá trình xét xử phúc thẩm, bà Lan không kêu oan về 3 tội danh bị cáo buộc là Tham ô tài sản, Đưa hối lộ, Vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chỉ xin tòa xem xét bối cảnh phạm tội để giảm nhẹ hình phạt tử hình.

Đồng thời, bà cũng xin tòa xem xét tính toán lại số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt, định giá lại các tài sản bị kê biên. Giá trị của các tài sản này theo định giá của Công ty Hoàng Quân (công ty được chọn định giá tài sản trong vụ án) là quá thấp.

Ngoài ra, bà Lan xin lại một số tài sản của người thân và gia đình có nguồn gốc từ trước thời điểm tham gia tái cơ cấu ngân hàng như: căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần, tòa nhà 19-25 Nguyễn Huệ, 24 Lê Lợi là những tài sản do mẹ bà mua cho các cháu và một số tài sản là trụ sở của Vạn Thịnh Phát.

Bà Lan nhiều lần nói đang lên phương án chi tiết khắc phục hậu quả vụ án, để gửi cho tòa và cam kết chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền Ngân hàng Nhà nước cho SCB mượn.

Chủ tịch Vạn Thịnh Phát cũng lần đầu nhắc đến khoản tiền 5.000 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho SCB nộp năm 2021, nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước ghi nhận nên đề nghị tòa thu hồi. Bà cũng đề nghị tòa thu hồi số tiền hơn 2.000 tỷ đồng mà bà và SCB cho một đối tác vay khi thực hiện thỏa thuận nhận chuyển nhượng dự án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

Các bị cáo khác nguyên là lãnh đạo cấp cao, nhân viên của SCB và Vạn Thịnh Phát đề nghị tòa xem xét bối cảnh thực hiện hành vi phạm tội để giảm nhẹ một phần hình phạt.

Các bị cáo này cho rằng, thực hiện hành vi phạm tội trong bối cảnh SCB gặp khó khăn về tài chính, áp lực vì những khoản vay cũ quá lớn. Việc lập khống hồ sơ giải ngân chủ yếu là để đảo nợ cho những khoản vay cũ đã quá hạn.

Theo VKS, hành vi của bị cáo Lan là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, một lúc phạm nhiều tội, chiếm đoạt số tiền rất lớn, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng lớn an ninh tiền tệ. Bản án sơ thẩm xử bị cáo Lan mức án tử hình về tội Tham ô tài sản là đúng người, đúng tội, không oan sai.

Bên cạnh đó, VKS cũng ghi nhận cho bị cáo Lan một số tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, cam kết bồi thường toàn bộ thiệt hại và có phương án khắc phục hậu quả.

Từ đó, đại diện VKS ghi nhận, chấp nhận một phần kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt cho bà Lan về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Vì vậy, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Lan mức án từ 16 -18 năm tù (sơ thẩm 20 năm).

Đối với tội Đưa hối lộ, VKS cho rằng, bị cáo Lan không đủ điều kiện để giảm nhẹ hình phạt nên đề nghị HĐXX bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội danh này, tuyên y án 20 năm tù.

Đối với kháng cáo của bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước), VKS cho rằng, bà Nhàn tham nhũng với số tiền lớn (5,2 triệu USD), gây tác hại cho xã hội về nhiều mặt, tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tài sản.

"Đáng lẽ phải tử hình, nhưng quá trình điều tra, bị cáo đã nộp lại một phần tài sản nhận hối lộ nên cấp sơ thẩm xem xét tuyên phạt tù chung thân. Sau phiên tòa sơ thẩm, bà Nhàn có nộp thêm tiền khắc phục, nhưng không đủ căn cứ xem xét kháng cáo. Do đó, đề nghị HĐXX bác kháng cáo đối với bị cáo Nhàn", VKS trình bày quan điểm.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án - 3

Bà Nhàn bị đề nghị bác kháng cáo. (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Đối với nhóm bị cáo từng là lãnh đạo SCB, đại diện VKS xác định, đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt số tiền lớn nên cần xử phạt nghiêm để răn đe, giáo dục chung. Đối với tội Tham ô tài sản, đại diện cơ quan công tố xác định bản án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo là tương xứng.

Còn đối với tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đại diện VKS đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho một số bị cáo như: Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng Giám đốc SCB), Tạ Chiêu Trung (cựu thành viên HĐQT SCB)…

Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX chấp nhận kháng cáo của hàng loạt bị cáo, tuyên phạt mức án từ 3 năm tù treo đến tù chung thân.

Đối với ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại tòa phúc thẩm, người này thừa nhận hành vi phạm tội, trình bày nhiều tình tiết mới, nộp thêm một phần tiền để khắc phục hậu quả đáng kể. Theo đại diện VKS, có nhiều tình tiết mới nên có căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Chu Lập Cơ. Từ đó, đại diện VKS đề nghị phạt chồng bà Lan 7-8 năm tù.

Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan được đề nghị giảm án - 4

Bị cáo Chu Lập Cơ (Ảnh: Trịnh Nguyễn).

Đối với kháng cáo của ông Nguyễn Cao Trí xin giảm nhẹ hình phạt về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, VKS cho rằng, bị cáo Trí đã khắc phục toàn bộ hậu quả, có thành tích xuất sắc, hiện sức khỏe yếu nên có căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt. Từ đó, đề nghị HĐXX phạt ông Trí mức án 5-6 năm tù.

Trước đó, bị cáo Trí bị cáo buộc chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan và bị tòa sơ thẩm tuyên phạt 8 năm tù.

Thể thao
上一篇:Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
下一篇:Tạm giữ 17 con bạc