当前位置:首页 > Thể thao

【bong da so. com】Không phải giải cứu, mà giúp doanh nghiệp “đạp gió, rẽ sóng”

VinFast  -  thương hiệu “xe quốc dân” đầu tiên ghi danh Việt Nam trên bản đồ

VinFast - thương hiệu “xe quốc dân” đầu tiên ghi danh Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô thế giới.

Cuộc “Đối thoại 2045”,ôngphảigiảicứumàgiúpdoanhnghiệpđạpgiórẽsóbong da so. com do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì diễn ra vào cuối tuần trước với các “sếu đầu đàn”, Thủ tướng nhắc đến một “tinh thần tuyệt vời”. Đó là, về phía doanh nghiệp là sự nỗ lực vươn lên bằng nội lực, tự cứu mình trước khi trời cứu. Về phía Chính phủ, không chỉ lúc này, mà trong cả nhiệm kỳ qua, không ngày nào không bàn các giải pháp hỗ trợ, trong điều kiện có thể mở rộng đường tối đa cho doanh nghiệp phát triển.

Đã qua thời “cầu khỉ”

Vào đúng 5 năm trước, trong cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với những “sếu đầu đàn”, chỉ ít phút sau khi bắt đầu, nhiều doanh nghiệp bày tỏ với Thủ tướng rằng sợ bị “trù” nếu truyền thông đưa tiếng nói của họ, nên báo chí dù được mời tới cũng đành rút lui…

Thời điểm ấy, doanh nghiệp phải sợ rất nhiều thứ, như TS. Nguyễn Đình Cung mô tả: “Phần lớn trong số họ (cộng đồng doanh nghiệp) không có tiếng nói, chỉ lầm lũi thinh lặng như đang đi trên cây cầu khỉ, lưng bị đè nặng bởi khối đá mệnh lệnh. Họ cúi đầu dò dẫm từng bước một để sao cho khỏi rơi xuống sông, không thể ngẩng đầu lên cũng như không thể nhìn xa ra bên ngoài được, nên luôn trong tình trạng ưu phiền, kiệt sức”.

Biến khát vọng thành hiện thực


“Từ năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã công bố tầm nhìn Việt Nam 2045 hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đặt mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Khát vọng tăng trưởng liên tục và dài hạn này rất thách thức nhưng chúng ta có những nguồn lực, có cơ sở, có động lực để biến khát vọng thành hiện thực”.

Nhưng đến nay, chỉ sau một hành trình 5 năm, mọi điều đã hoàn toàn đổi thay. Nhớ lại, 5 năm trước, ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội và quốc dân đồng bào, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc đối thoại, tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp vào đúng dịp kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/2016), ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TPBank thấy, “để rồi trong suốt 5 năm của nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng đã miệt mài thực hiện đúng cam kết của mình. Đó là xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Vang lên trong cuộc đối thoại của Thủ tướng với những cánh chim đầu đàn tại “Đối thoại 2045” là những: "Phát triển cùng đất nước" của Thaco, “Mãnh liệt Việt Nam” của VinFast; "Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người" của Vingroup, "Cho cuộc sống bừng sáng" của Novaland, “Vươn cao Việt Nam” của Vinamilk, “Hãy nói theo cách của bạn” của Viettel; “Thật sự thiên nhiên” của TH True Milk,… Thủ tướng khẳng định: “Doanh nghiệp là trụ cột của nền kinh tế quốc gia, trụ cột càng lớn, càng vững chắc thì dân càng giàu, nước càng mạnh và sự tự cường càng lớn”.

Mãnh liệt Việt Nam

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng giám đốc Vietjet Air, nhắc lại thời điểm “từ năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố tầm nhìn Việt Nam 2045 hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập nước, đặt mục tiêu trở thành một nước phát triển, thu nhập cao. Khát vọng tăng trưởng liên tục và dài hạn này rất thách thức nhưng chúng ta có những nguồn lực, có cơ sở, có động lực để biến khát vọng thành hiện thực”.

Đến từ Vinfast, ông Võ Quang Huệ chia sẻ về tinh thần “Mãnh liệt Việt Nam” được lựa chọn làm slogan cho doanh nghiệp của mình: “Có một sự trùng hợp tuyệt vời, “Mãnh liệt Việt Nam” cũng chính là tinh thần mà tất cả chúng ta đã và đang chứng kiến khi Chính phủ, người dân Việt Nam đang quyết tâm mạnh mẽ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đất nước. VinFast mong muốn sẽ lan tỏa được tinh thần "Mãnh liệt Việt Nam" đến cho cộng đồng. Với sức mạnh của tinh thần Việt Nam, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, tự tin sánh vai với các cường quốc trên thế giới”.

Chủ tịch Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình quả quyết, hơn lúc nào hết, đất nước Việt Nam, từng người dân cần chung khát vọng lớn đưa đất nước trở nên hùng cường. Để làm được như vậy cần một niềm tin lớn của người dân, doanh nghiệp vào Chính phủ, niềm tin của Chính phủ với người dân, doanh nghiệp. Ông Bình nhìn nhận của trách nhiệm của doanh nghiệp là, Việt Nam có thể phát triển với tốc độ 12,5% đến 13%/năm như một số nước đã từng đạt được không và cộng đồng doanh nghiệp phải làm gì để đạt được mục tiêu đó?

Các doanh nghiệp có sẵn sàng tăng trưởng liên tục trong nhiều năm với tốc độ 20% - 30%/năm hay không? Bà Nguyễn Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cơ điện REE cho rằng, muốn phát triển bền vững, Việt Nam nên đặt mục tiêu cao hơn và không nên bằng lòng với những gì mình đạt được. Cũng như với mỗi con người, mỗi doanh nghiệp phải luôn tự tin để đặt ra những khát vọng cao hơn.

Đòn bẩy tài khóa


Năm 2021 mở màn với nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được ban hành ngay trong ngày đầu tiên của năm. Với nghị quyết này, Chính phủ một lần nữa nêu bật thông điệp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, liên tục, không có điểm dừng. Bất luận trong hoàn cảnh nào “lửa” cải cách cũng phải luôn “cháy” bởi nếu chỉ nguội đi một chút, chậm lại một chút, đứng yên một chút, tức là thụt lùi và sẽ bị bỏ lại phía sau.

Cũng trong những ngày đầu năm mới, Chính phủ ban hành Nghị định 01 về đăng ký doanh nghiệp. Đây là nghị định đầu tiên của Chính phủ trong năm 2021, có phạm vi tác động lớn, trực tiếp đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp. Theo đó, quy định rõ ràng, cụ thể hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đơn giản hóa, cắt giảm thành phần hồ sơ, giảm tải các thông tin phải kê khai nhờ tận dụng tối đa các thông tin sẵn có trong Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các hệ thống thông tin đã kết nối; bãi bỏ một số thủ tục hành chính không cần thiết như công bố con dấu, thông báo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, chào bán cổ phần riêng lẻ…

Ngay khi nghị định được ban hành, trong tuần làm việc đầu tiên của năm 2021, cả nước đã có 18.000 hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được xử lý, với 2.100 doanh nghiệp thành lập, tăng 46% so với năm 2020 và tăng 55% so với cùng thời điểm bắt đầu thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2015. Với sự “mở hàng” đắt như vậy, năm 2021 hứa hẹn sẽ là năm trở lại phát triển như vũ bão của cộng đồng doanh nghiệp, xua tan hoàn toàn bầu không gian u ám bao trùm trong cả năm 2020 vì đại dịch Covid-19.

Vào lúc này, gói hỗ trợ lần 2 cũng đang được Chính phủ tính đến, với chính sách tài khóa tiếp tục được coi là đòn bẩy quan trọng. Từ cuối năm 2020, trước tình hình dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất gia hạn và điều chỉnh giảm mức thu của 29 loại thuế, phí, lệ phí với mức giảm từ 50% đến 100% đến hết ngày 30/6/2021, đồng thời cũng đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm 2021 để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không.

Hiện, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 12/2021/TT-BTC quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt để giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bộ cũng trình Chính phủ cho phép tính vào chi phí khấu trừ của doanh nghiệp đối với các chi phí ủng hộ, hỗ trợ theo hoạt động phòng chống dịch Covid-19 để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Tài chính tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp đã ban hành trong thời gian vừa qua để tiếp tục có những đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế, phí, chính sách tài khóa.

Đoàn Trần

分享到: