“Dùng Android có ‘ngầu’ không”?ànQuốckhilựachọncôngnghệnóilênbạnlàGenZhayôngchúvđqg romania hôm nay
Kwon Jung Hyeon, đang học cấp hai, do dự và lắc đầu. Ở tuổi 12, cậu chưa bao giờ muốn dùng một chiếc điện thoại nào khác không phải iPhone.
Chae Yeon Woo, 14 tuổi, sở hữu một iPhone và một iPad. Cô nói, nếu được mua đồng hồ thông minh, sẽ chọn Apple Watch. Đối với Woo, Samsung mang cảm giác “nhạt nhẽo”, phục vụ mọi lứa tuổi nhưng không có sức hút cụ thể.
Tại Hàn Quốc, sự yêu thích đối với thương hiệu Apple dần trở thành một dấu hiệu phân biệt tuổi tác, đặc biệt khi kết hợp với các thói quen sử dụng ứng dụng nhắn tin, tìm kiếm hàng ngày. Đó là, nếu dùng điện thoại Samsung, tìm kiếm trên Naver và nhắn tin với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp KakaoTalk, bạn sẽ bị xem là lỗi thời.
Samsung đang cố gắng rũ bỏ hình ảnh già nua, gắn liền với các “ông chú” thông qua loạt phim ngắn với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng.
iPhone đấu Galaxy
Samsung Electronics thống trị thị trường di động tại quê nhà Hàn Quốc với 69% thị phần trong độ tuổi trưởng thành, theo khảo sát của Gallup hồi tháng 7. Hầu hết người dùng Samsung trên 40 tuổi.
Trong khi đó, Apple nắm 23% thị phần nhưng trong phân khúc 18-29 tuổi, 65% sở hữu iPhone. Nhóm 18-29 tuổi là nhóm nhân khẩu học trẻ nhất được khảo sát.
Sở thích còn rõ rệt hơn trong nữ giới ở độ tuổi 20, với 75% chọn iPhone.
Park, sinh viên đại học, khen iPhone đẹp và tin rằng các thiết bị khác không thể theo kịp thẩm mĩ thiết kế của iPhone.
Trong khảo sát được hãng nghiên cứu Counterpoint tiến hành năm 2023, trong số những người có smartphone đầu tiên là iPhone, 92% tiếp tục gắn bó với nó. Trong số những người dùng iPhone trung thành, 52% nhắc đến “thiết kế” như lý do chính.
Hình ảnh cao cấp của Apple được vun đắp thông qua đổi mới công nghệ và triết lý thiết kế khác biệt, gây tiếng vang với giới trẻ. Giáo sư Khoa học tiêu dùng Lee Eun Hee của Đại học Inha nhận xét, “thế hệ trẻ bị thu hút với ý tưởng sở hữu iPhone hơn là bản thân thiết bị”.
Theo giáo sư, iPhone được xem như một biểu tượng, một cách để phân biệt với thế hệ trẻ và bắt nhịp với bạn bè đồng trang lứa. Mức giá cao cũng củng cố hình ảnh cao cấp của nó.
Sinh viên Park còn đề cập đến hệ sinh thái của Apple. Đối với cô, ngừng sử dụng iPhone đồng nghĩa làm gián đoạn mạng lưới kỹ thuật số kết nối với các thiết bị khác của hãng như MacBook và iPad.
Khác với người dùng iPhone ưu tiên thiết kế và thương hiệu, người dùng Samsung có xu hướng tập trung vào các lợi ích thực tiễn như giá rẻ, hỗ trợ khách hàng tốt, Samsung Pay, ghi âm cuộc gọi, chia sẻ vị trí thiết bị.
Yoo, cư dân Seoul trong độ tuổi 30, “chê” iPhone thiếu tính năng thiết thực, đặc biệt tại Hàn Quốc. Theo anh, dòng Samsung Galaxy – Z, S và A – mang đến giá trị hấp dẫn hơn dựa trên nhiều mẫu mã đa dạng ở các mức giá khác nhau.
“Dù không thể phủ nhận iPhone từng dẫn đầu đổi mới công nghệ trên thị trường, vài năm gần đây, chưa có nhiều phát triển đột phá và thiết kế dần đi vào ngõ cụt”, Yoo nêu quan điểm.
Instagram, YouTube: Đôi cánh tuổi trẻ
Sự khác biệt trong lựa chọn thiết bị phản ánh khác biệt lớn hơn trong cách thế hệ trẻ tương tác với các ứng dụng di động trong cuộc sống thường nhật, dù kết nối xã hội hay tìm kiếm thông tin.
Chẳng hạn, Instagram là nền tảng đứng đầu cả về tương tác xã hội và tiêu thụ thông tin trong giới trẻ. Nó trái ngược với thế hệ già hơn, chủ yếu dùng KakaoTalk để nhắn tin và Naver để đọc tin tức, tìm kiếm, kết nối cộng đồng…
Theo hãng nghiên cứu, IGAWorks, vào tháng 6, Instagram là ứng dụng mà người dưới 20 tuổi dành thời gian nhiều nhất, gần gấp đôi thời gian dành cho KakaoTalk.
Choi Jung Won, 16 tuổi, dùng cả KakaoTalk và Instagram nhưng phục vụ hai mục đích khác nhau. Nếu KakaoTalk để liên lạc với trường học, lớp học thêm, gia đình... và thường quá tải nhóm chat, Instagram là chốn riêng cho bạn bè và thoát khỏi kiểm soát của cha mẹ.
Theo Giáo sư Lee, sức mạnh của Instagram nằm ở việc cải thiện tương tác người dùng thông qua liên lạc trực quan. Kim Ji Hyun, 23 tuổi, đồng tình. Cô thấy Instagram đặc biệt hữu ích khi chia sẻ ảnh và video thú vị ngay trên nền tảng cho bạn bè.
Đối với các xu hướng ẩm thực, thời trang, chức năng tìm kiếm trực quan của Instagram nổi bật hơn hẳn. Hệ thống hashtag cũng giúp cô khám phá nội dung liên quan từ người dùng khác dễ dàng.
Theo Wiseapp Retail Goods, vào tháng 5, Instagram vượt Naver về thời gian và tần suất sử dụng. Dữ liệu từ hãng nghiên cứu Nielsen Korea tháng 7/2023 chỉ ra tỷ lệ lớn người dùng Naver bản di động là thế hệ già hơn.
Người dùng từ 60-69 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất, 15,3%, tiếp theo là 50-54 tuổi với 10,2%. Những người trong độ tuổi 20 xấp xỉ 8%.
YouTube, cùng với Instagram, là thế lực thống trị trong đời sống số của người Hàn Quốc.
Từ tháng 12/2023, YouTube là nền tảng di động được dùng nhiều nhất trong nước, KakaoTalk đuổi theo sát nút, theo dữ liệu từ IGAWorks. Tính đến tháng 6, YouTube có 46,24 triệu người dùng tích cực, còn KakaoTalk có 45,42 triệu người dùng.
Dù người Hàn ở mọi độ tuổi dùng YouTube theo cách này hay cách khác, thói quen sử dụng trong số người trẻ cho thấy sự chuyển dịch từ tìm kiếm thông tin dựa trên văn bản. Đối với Bae, một nhân viên văn phòng khoảng 30 tuổi, YouTube là nền tảng chính để đọc tin tức và thông tin, các yếu tố đa phương tiện của nó giúp theo dõi các chủ đề thuận tiện hơn.
Anh tìm kiếm mọi thứ trên YouTube, từ đánh giá sản phẩm, mẹo tập luyện đến tin tức kinh tế toàn cầu. Sau đó, anh chuyển sang các nguồn tin văn bản để tìm hiểu chi tiết hơn.
Tuy nhiên, Giáo sư Lee bày tỏ lo ngại sự lệ thuộc nội dung trực quan có thể tạo ra cách tiếp cận thông tin thụ động trong giới trẻ.
Cần có sự cân bằng giữa tiêu thụ mạng xã hội trực quan với nội dung dựa trên văn bản để củng cố tư duy phản biện và hiểu thông tin toàn diện hơn.
(Theo Korea Herald)