Người dân mua sắm tại hệ thống siêu thị Auchan ở Moskva,ươngTâykêugọithuhồiquychếthươngmạitốihuệquốccủshb đà nẵng vs Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo các báo cáo, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), sẽ kêu gọi thu hồi quy chế thương mại tối huệ quốc(MFN) của Nga do vấn đề Ukraine.
Hãng tin CNN đưa tin các quốc gia riêng lẻ sẽ thực hiện biện pháp này dựa trên các quy trình của từng nước. Theo CNN, Tổng thống Biden sẽ đưa ra thông báo về vấn đề này vào ngày 11/3 và Quốc hội sau đó sẽ ban hành luật.
164 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cam kết đối xử bình đẳng với các thành viên khác để tất cả đều có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp nhất, hạn ngạch nhập khẩu cao nhất và ít rào cản thương mại nhất đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau. Nguyên tắc không phân biệt đối xử này được gọi là tối huệ quốc (MFN).
Đối với các quốc gia bên ngoài WTO, chẳng hạn như Iran, Triều Tiên, Syria hoặc đồng minh của Nga là Belarus, các nước thành viên WTO có thể áp đặt bất kỳ biện pháp thương mại nào họ muốn nhưng không trái với các quy tắc thương mại toàn cầu.
Trên thực tế, không có thủ tục chính thức để đình chỉ MFN và không rõ liệu các thành viên có nghĩa vụ thông báo cho WTO nếu họ làm như vậy hay không.
Việc thu hồi quy chế MFN của Nga phát đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng Mỹ và các nước phương Tây không còn coi Nga là một đối tác kinh tế theo bất kỳ hình thức nào.
Mặc dù biện pháp này không thay đổi các điều kiện thương mại, song sẽ chính thức cho phép các nước phương Tây tăng thuế nhập khẩuhoặc áp đặt hạn ngạch đối với hàng hóa của Nga, hoặc thậm chí ra lệnh cấm và hạn chế các dịch vụ ra khỏi nước Nga. Các nước cũng có thể bỏ qua quyền sở hữu trí tuệcủa Nga.
Tuần trước, Canada cho biết sẽ rút quy chế MFN đối với Nga và Belarus và đặt ra mức thuế chung 35% đối với hầu như tất cả các mặt hàng nhập khẩu./.