当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả bóng đá lecce】Đầu tư ra nước ngoài: Nhiều hạn chế cần khắc phục

dau tu ra nuoc ngoai nhieu han che can khac phuc

Dự án đầu tư mạng viễn thông Metfone của Tập đoàn Viettel tại Campuchia đạt nhiều hiệu quả. Ảnh: ST.

Doanh nghiệp gặp khó

TheĐầutưranướcngoàiNhiềuhạnchếcầnkhắcphụkết quả bóng đá lecceo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến nay đã có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Các dự án này tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp khai khoáng với 99 dự án, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD. Tiếp theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến với 80 dự án, tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp điện đứng thứ ba với 1,8 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1% …

Hai quốc gia láng giềng là Lào và Campuchia chiếm khoảng ½ trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam với khoảng 3 tỷ USD tại Campuchia và hơn 5 tỉ USD tại Lào. Nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai hiệu quả như dự án trồng mía và nhà máy đường Hoàng Anh Gia Lai tại Lào, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia, Viettel đầu tư viễn thông Metfone, Nhà máy sản xuất phân bón Năm Sao Campuchia …

Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết tại Campuchia, các DN thành viên VRG đã đầu tư 20 dự án với số vốn khoảng 22.000 tỷ đồng. Tại Lào VRG có 7 dự án đã được cấp phép đầu tư, đã thực hiện trồng được 28.029 ha cao su với tổng mức đầu tư là 5.842 tỷ đồng. Khó khăn lớn nhất trong đầu tư ra nước ngoài của VRG là những thay đổi trong chính sách đất đai và vấn đề nguồn lao động. Vì lý do văn hóa tín ngưỡng và tập quán canh tác, tình trạng lao động tự nghỉ việc, nghỉ việc dài ngày rất phổ biến. Ngoài ra, năng suất lao động bình quân so với lao động Việt Nam là không cao.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có 50 dự án khai thác và chế biến khoáng sản tại Lào và Campuchia, trong đó có 8 dự án đã bước sang giai đoạn khai thác và chế biến, 15 dự án đang thăm dò. Về dự án điện, DN Việt Nam đang nghiên cứu và thực hiện đầu tư xây dựng trên 20 dự án thủy điện tại Lào và Campuchia. Bộ Công Thương cho biết hiện các khó khăn trong đầu tư của DN tại Lào và Campuchia là các tài liệu địa chất của Lào và Campuchia rất sơ sài và không đầy đủ hoặc không có tài liệu tham khảo, dẫn đến việc tìm kiếm, thăm dò khoáng sản mang tính rủi ro cao. Điều kiện cơ sở hạ tầng như nước, giao thông, nguồn lao động có chất lượng và kỷ luật còn nhiều hạn chế. Trong bối cảnh thiếu lao động lành nghề, kĩ thuật cao thì việc quy định tỷ lệ lao động nước ngoài trong dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài là 10% của Campuchia sẽ gây khó khăn cho dự án khi đi vào sản xuất.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đánh giá khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giữa Việt Nam và Lào chưa theo kịp thực tế của hoạt động đầu tư. Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Campuchia đã ký kết được 5 năm nhưng chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới. Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần chưa được kí kết, điều này đã gây nhiều khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, khung pháp lý của các nước này còn đang trong quá trình hoàn thiện nên các chính sách đôi khi không rõ ràng, còn nhiều sự thay đổi, chưa có sự ổn định để tạo an tâm cho DN khi đầu tư.

Thiếu cơ chế giám sát

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu, hệ thống văn bản hiện tại về đầu tư ra nước ngoài bao gồm các quy định về cấp phép, quản lý hoạt động, chuyển vốn đầu tư, vấn đề tài chính đã được các bộ, ngành liên quan xây dựng một cách tương đối đầy đủ. Đối với một số lĩnh vực đặc thù như đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng có những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Đào Quang Thu cũng thừa nhận rằng các quy định về quản lý đầu tư ra nước ngoài cũng còn nhiều bất cập, chồng chéo gây khó khăn cho công tác quản lý. Ngoài ra, do hoạt động đầu tư xảy ra ở ngoài biên giới Việt Nam, còn chịu sự tác động của các quốc gia khác, quốc tế và khu vực, do đó việc quản lý chặt chẽ các dự án này, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn Nhà nước vẫn cần có thêm các quy định cụ thể phù hợp với thực tế, bảo đảm cho việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả dòng vốn đầu tư này.

Đánh giá mới đây của Bộ Công Thương cũng cho rằng trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài còn chưa có sự phân định rõ vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú. Ngoài ra, hiện cũng chưa cơ quan nào được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư, và cơ hội đầu tư ở các nước.

Theo Bộ Công Thương, kinh nghiệm một số nước, Chính phủ thành lập cơ quan có vai trò hỗ trợ về xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như JETRO (Nhật Bản), hoặc KOTRA (Hàn Quốc) để giúp các DN trong nước tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Các cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các DN sau khi nhận được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, tổ chức cho các DN đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài. Còn với nước ta hiện nay mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn chưa được chú trọng. Hơn nữa, các cơ quan đại diện của Nhà nước ở nước ngoài như Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, cơ quan Thương vụ chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.

Quang Duy

分享到: