Nhận Định Bóng Đá

【kết quả thi đấu c1】Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành quy định về Ngày Pháp luật VN

字号+ 作者:88Point 来源:Thể thao 2025-01-25 20:01:26 我要评论(0)

Chiều 29/5, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, nhiều đại biểu Quốc kết quả thi đấu c1

Chiều 29/5,ềuđạibiểuQuốchộitnthnhquyđịnhvềNgàyPhpluậkết quả thi đấu c1 thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với quy định về Ngày Pháp luật.

Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc lấy một ngày trong năm làm Ngày Pháp luật là cần thiết để tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, nâng cao vị thế, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong điều kiện chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) phát biểu tại hội trường. - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 9/11 hàng năm).

Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) ủng hộ quy định này vì một năm có một ngày để nhắc nhở người dân học tập pháp luật là cần thiết và rất có ý nghĩa, đây cũng là dịp để chính quyền xem lại những việc đã và chưa làm được trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) đồng tình ngày Pháp luật có tác dụng động viên người dân học tập pháp luật, song ông lưu ý phải làm thế nào để tránh hình thức, phô trương. Đây cũng là ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Phương Đào (Bến Tre), Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) và nhiều đại biểu khác, song các đại biểu lưu ý cần quy định cụ thể hơn.

Cần chế tài đối với cơ quan không thực hiện quyền được thông tin pháp luật

Đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) cho rằng cần làm rõ hơn vấn đề kinh phí cho phổ biến giáo dục pháp luật, cần đưa ra cơ chế cung cấp ngân sách, tỷ lệ ngân sách dành cho công tác này. Đồng thời, đảm bảo các văn bản pháp luật trước khi có hiệu lực phải được tuyên truyền rộng rãi, tránh chiếu lệ mà nguyên nhân do thiếu kinh phí.

Đại biểu Hà Sơn Nhin (Gia Lai) góp ý trực tiếp vào một số điều khoản của dự luật như Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương chỉ là cơ quan tư vấn chứ không nên là cơ quan huy động nguồn lực cho công tác này.

Về các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) kiến nghị sử dụng công nghệ thông tin. Một số đại biểu khác cho rằng, cần bổ sung quy định người dân được quyền truy cập miễn phí các trang thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật của nhà nước. Đồng thời, nên phổ biến pháp luật bằng phát thanh và trên phương tiện công cộng khác.

Đề cập các quy định để người dân được tiếp nhận thông tin, đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) cho rằng, cần có biện pháp chế tài khi cơ quan tổ chức không thực hiện quyền được thông tin pháp luật của nhân dân.

Không đưa cán bộ, công chức vào nhóm đối tượng đặc thù

Cho rằng những người ít có khả năng, điều kiện thực tế để tiếp cận pháp luật hoặc là những người cần phải giáo dục nhằm thay đổi hành vi để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là những đối tượng đặc thù cần phổ biến giáo dục pháp luật, dự thảo Luật quy định 6 nhóm đối tượng thuộc diện này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc xác định rõ đối tượng đặc thù là cần thiết, tuy nhiên Ủy ban không đồng ý đưa đối tượng cán bộ công chức vào nhóm đặc thù vì đây là những người có trình độ hiểu biết pháp luật cao.

Đại biểu Danh Út (Kiên Giang) kiến nghị cần xã hội hóa công tác này và với các đối tượng đặc thù cần được ưu tiên. Đại biểu Đỗ Văn Đương (Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng cần bổ sung đối tượng đặc thù được ưu tiên phổ biến giáo dục đối với các quan chức làm trong một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí để đối tượng này học tập, nhất là với các luật như Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...

Tán thành giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Nghĩa (Hải Phòng) không đồng tình quy định cán bộ, công chức là một trong những đối tượng đặc thù được phổ biến giáo dục pháp luật, bởi đây là đối tượng có nhiều hiểu biết, tiếp cận thường xuyên đối với các quy định của pháp luật.

Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng (đại biểu Đồng Nai) đồng tình với báo cáo giải trình, tiếp thu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định phổ biến giáo dục pháp luật đến với các công nhân lao động, nhất là những quy định về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với việc tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với công nhân lao động.

Tuy nhiên, để tránh việc “đánh trống bỏ dùi”, đại biểu kiến nghị cần thiết kế thêm điều luật về khen thưởng và kỷ luật đối với dự luật này để tăng tính hiệu lực, hiệu quả khi triển khai thực hiện.

Nguồn: Chinhphu.vn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng

    Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng

    2025-01-25 18:50

  • Tôn vinh văn nghệ sĩ

    Tôn vinh văn nghệ sĩ

    2025-01-25 18:00

  • Giá tính thuế quặng XK phụ thuộc vào độ ẩm tự nhiên

    Giá tính thuế quặng XK phụ thuộc vào độ ẩm tự nhiên

    2025-01-25 17:54

  • Dấu xưa Trường Hậu Bổ

    Dấu xưa Trường Hậu Bổ

    2025-01-25 17:34

网友点评