88Point88Point

【soi kèo ac milan vs bologna】Sự tỉnh táo và tinh thần phê phán trong tiếp nhận tri thức

Ngày nay,o vsoi kèo ac milan vs bologna sự mở rộng các mối liên hệ quốc tế là một tiền đề quan trọng tạo ra cơ hội để các dân tộc có thể tiếp xúc, tiếp nhận và vận dụng thành tựu tri thức của nhân loại. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình đó như thế nào luôn phụ thuộc vào nhận thức và sự tỉnh táo của chủ thể nghiên cứu, vì nếu thiếu các yếu tố nền tảng này sẽ đẩy tới tình trạng sai chênh giữa lý luận với thực tiễn. Việc vận dụng chủ nghĩa hậu thực dân trong thao tác nghiên cứu của một số bộ môn khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam là một thí dụ.

Gần đây trong một số bài viết, trên một số diễn đàn, các khái niệm chủ nghĩa hậu thực dân (postcolonialism), nghiên cứu hậu thực dân (postcolonial studies) thường xuất hiện cùng với đề xuất vận dụng như là hướng nghiên cứu cần thiết. Tuy nhiên để có thể vận dụng, cần xem xét chủ nghĩa hậu thực dân là gì, quan niệm và hệ thống lý thuyết của nó có phù hợp với Việt Nam hay không? Ra đời từ phương Tây trong những năm 60 của thế kỷ trước, chủ nghĩa hậu thực dân là xu hướng nghiên cứu các nước thuộc địa cũ - được định danh là các "chủ thể bị câm lặng" với những vấn nạn về bình đẳng giới, về các tầng lớp xã hội và dân tộc thiểu số - những vấn đề được coi là di sản thực dân. Xu hướng học thuật này nảy sinh từ các điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội riêng, mà trước hết là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (hậu kỳ), sự xuất hiện của các tập đoàn kinh tế khổng lồ, của văn hóa đại chúng và chủ nghĩa tiêu dùng. Cùng với đó, là sự sa sút quyền lực kinh tế, chính trị của các nước phương Tây khi các nước thuộc thế giới thứ ba đã liên tiếp giành được độc lập.

Phần nào đó có thể nói, chủ nghĩa hậu thực dân có nguồn gốc từ truyền thống nhân văn của phương Tây bắt đầu từ thời kỳ Khai sáng; đó là phản ứng về tri thức và mỹ học, là hệ quả của sự phình ra của chủ nghĩa tư bản. Nói tóm lại, chủ nghĩa hậu thực dân là sự thích nghi về mặt tri thức và thẩm mỹ của phương Tây trước các nguy cơ đến từ những nước mới độc lập và đe dọa vị trí tiên phong của nó trên trường quốc tế.

Trên thực tế, cách thức hình thành diễn ngôn hậu thực dân không khác biệt nhiều so với cách thức hình thành diễn ngôn của chủ nghĩa thực dân. Cả hai đều có mục đích là quảng bá cho tính chất "đàn anh" về tri thức và văn hóa của phương Tây, từ đó hợp thức hóa sự thiết lập các tổ chức kinh tế, chính trị của các nước phương Tây tại các nước thuộc địa, hay hậu thuộc địa. Mà chúng ta đều biết, sự thiết lập này không bao giờ vì sự phát triển của các nước thuộc địa, hay cái gọi là nước hậu thuộc địa, mà luôn vì sự phát triển kinh tế - chính trị của chính "mẫu quốc". Ở các thời kỳ trước, diễn ngôn thực dân cô đặc hình ảnh người dân thuộc địa như là những kẻ ngây thơ, thuộc về thời tiền sử và kém phát triển, do đó cần sự trợ giúp của các nước thực dân. Vì thế cái gọi là thiện chí "văn minh hóa" người bản địa, thông qua diễn ngôn thực dân, thực chất là chiêu bài che giấu lợi ích kinh tế - chính trị. Chủ nghĩa hậu thuộc địa cũng có những diễn ngôn tương tự như vậy, bằng cách hậu thực dân hóa (postcolonizing) một loạt văn bản, hiện tượng, phong trào vốn diễn ra trong những thời điểm, không gian khác nhau ở các nước ngoài phương Tây, từ đó góp phần hợp thức hóa sự tồn tại của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia và chủ nghĩa tiêu dùng, cũng như duy trì vị trí "đàn anh", "dẫn đầu" của các nước thực dân cũ. Giống như chủ nghĩa thực dân vẫn xem các nước thuộc địa ở tầng nấc thấp hơn trong thang bậc phát triển, chủ nghĩa hậu thực dân tập trung vào điều được gọi là vấn nạn kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước ở ngoài phương Tây, như: bất bình đẳng giới, sự phân biệt giữa các giai cấp, giữa các tộc người. Ðó là cơ sở để những người theo chủ nghĩa hậu thực dân cho rằng, các nước thứ ba chưa phát triển đầy đủ về "dân chủ", về "cá nhân", "tự do", "quyền công dân" và về "quốc gia - dân tộc". Từ đó ra đời các vấn đề: bình đẳng giới, bình đẳng công dân, dân chủ, hiện đại hóa hay vô vàn khái niệm liên quan đến nhà nước - quốc gia mà không gì khác hơn là cố gắng hợp thức hóa điều người ta cho rằng: các nước ngoài phương Tây cần sự can thiệp của các học giả, các tổ chức chính trị và kinh tế quốc tế để giải quyết những điều bị (được) cho là "vấn nạn" dân tộc, tộc người và công dân. Như vậy xét đến cùng, đó chính là cổ vũ cho sự phụ thuộc trong các sản phẩm và thực hành kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước thứ ba vào phương Tây. Ở Việt Nam, có thể nhận diện điều này qua hành vi tiêu thụ một cách tràn lan, đôi khi là mù quáng, các sản phẩm học thuật, kỹ thuật và các thứ hàng hóa đến từ phương Tây. Ðó thật sự là hành vi tiêu thụ thiếu cẩn trọng, thiếu chọn lọc, thiếu phê phán.

Từ sự ra đời của nó, có thể nói chủ nghĩa hậu thực dân là trào lưu tri thức bị quy định bởi điều kiện hậu thực dân (postcoloniality) và quy luật giá trị thị trường vốn được phương Tây sùng bái. Coi tiêu thụ là thước đo để định giá giá trị tri thức, các lý thuyết gia phương Tây cố gắng để làm sao sản phẩm tri thức của họ đắt hàng. Và chủ nghĩa hậu thực dân, với sự tập trung vào những vấn đề dân tộc, công dân ở các nước thứ ba đã trở thành "lá bùa" bảo đảm cho tính chất có thể tiêu thụ của tri thức. Do vậy, các nhà kinh tế, các nhà chính trị phương Tây nhanh chóng tìm thấy trong các diễn ngôn hậu thực dân sự ủng hộ về mặt lý luận cho các chính sách bành trướng về kinh tế, chính trị, văn hóa của họ. Nói một cách chung nhất, chủ nghĩa hậu thực dân, thoạt nghe như một học thuyết tỏ ra rất đạo đức, chăm lo cho thế giới thứ ba về bình đẳng công dân và dân tộc, lắng nghe tiếng nói của các thế giới dị biệt, các nhóm ngoại biên; nhưng thực chất nó vừa được sinh ra trong và vừa phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, như là một cố gắng khắc phục, duy trì giấc mơ về tính siêu việt của kinh tế, chính trị, văn hóa phương Tây.

Với một số tác giả đang cổ vũ cho việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa hậu thực dân, nghiên cứu hậu thực dân để nghiên cứu một số vấn đề văn học, nhân học thì phân tích trên đây có thể là điều khó chấp nhận. Song, không thể phủ nhận một sự thật đã và đang tồn tại trong nghiên cứu khoa học ở Việt Nam là: trong khi các học giả phương Tây luôn ý thức về "tính siêu cường", vai trò "đàn anh, đàn chị" trong quan hệ với các nước thứ ba, thì lại có một số tác giả ở Việt Nam lại quen với vị trí "nhược tiểu" của mình. Với họ, cái gì của ta cũng thấp kém, cái gì của Tây cũng là tiến bộ, là đi trước, dẫn đến sự tiếp thu thiếu phê phán. Thiếu phê phán trong khi tiếp nhận tri thức đến từ phương Tây có thể để lại hậu quả khôn lường. Bởi, như chủ nghĩa hậu thực dân chẳng hạn, nó cổ súy cho vị trí siêu cường của tri thức phương Tây, hợp thức hóa vai trò "đàn anh, đàn chị", có thể mở ra "đột phá khẩu" cho sự can thiệp của phương Tây đối với Việt Nam trong nhiều vấn đề khác nhau.

Cũng cần xem xét, phân tích từ một phương diện khác là chủ nghĩa hậu thực dân không tương thích với thực tế Việt Nam. Từ cội nguồn của nó, chủ nghĩa hậu thực dân chủ yếu được khái quát từ thực tiễn kinh tế, chính trị, văn hóa của Ấn Ðộ hiện đại - một thuộc địa cũ của thực dân Anh. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ Ấn Ðộ thời thuộc địa không có những tính chất gần gũi với Việt Nam thời thuộc địa. Quan trọng hơn, sau khi giành được độc lập, nếu Ấn Ðộ đã phải trải qua thời "hậu thuộc địa" thì Việt Nam lại không trải qua thời kỳ này. Tính chất cơ bản của một chế độ chính trị - xã hội mới (trong định hướng phát triển, khẳng định hệ giá trị và  cách thức tổ chức xã hội, cùng vai trò là chủ thể xã hội của con người,...) đã được xác lập từ khi Việt Nam chưa giành được độc lập. Và sau khi giành được độc lập, dù còn một số "mảnh vỡ" của thời thuộc địa cần khắc phục, thì Việt Nam đã phát triển trên con đường hoàn toàn mới. Do đó, chủ nghĩa hậu thực dân không tương thích với hoàn cảnh riêng của Việt Nam, dù là một thuộc địa cũ. Nhưng, một số nhà nghiên cứu (cả Việt Nam và nước ngoài) lại sử dụng "lăng kính" của chủ nghĩa hậu thực dân soi chiếu thực tế Việt Nam để "phát hiện" ra vô số vấn nạn xã hội, chính trị và văn hóa tương tự như Ấn Ðộ! Và đáng tiếc là các vấn nạn này lại trùng khớp với quan niệm, định nghĩa về các nước thứ ba trong học thuật phương Tây hơn là khớp với thực tiễn, đặc điểm, truyền thống Việt Nam. Thêm nữa, khi đề cao ý kiến của các nhà lý luận chủ nghĩa hậu thực dân và một số tác giả nước ngoài sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu Việt Nam, dường như họ đã quên rằng, các tác giả này đều làm việc tại một đơn vị học thuật thuộc một chính thể nhất định. Dù khách quan thì phương pháp và nội dung nghiên cứu của họ vẫn chịu sự chi phối của chế độ xã hội mà họ là thành viên.

Thiết nghĩ, trong điều kiện của Việt Nam, việc tiếp nhận các lý thuyết khoa học từ phương Tây là điều cần thiết, nhưng từ tính lịch sử - cụ thể của các vấn đề ở Việt Nam mà sự tiếp nhận luôn cần sự tỉnh táo và luôn đi kèm tinh thần phê phán, như với chủ nghĩa hậu thực dân chẳng hạn. Nói cách khác, trước khi tiếp nhận cần xác định xem lý thuyết ấy có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và sự phát triển của Việt Nam hay không. Và cần chú ý, phải dựa trên tinh thần, sự tự tin, bản lĩnh dân tộc để không bị chi phối bởi tâm lý chạy theo phương Tây về tri thức và vật chất. Dù thế nào thì không phải là ngẫu nhiên, yếu tố dân tộc lại trở thành một trong ba nguyên tắc chỉ đạo của Ðề cương văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943 (Dân tộc - Khoa học - Ðại chúng). Trong bối cảnh phức tạp của những mối liên hệ hiện nay, chúng ta hội nhập, học hỏi từ nhân loại nhưng không được đánh mất mình. Ngay cả khi đối diện và thích ứng với vấn đề toàn cầu hóa về tri thức, thì tinh thần dân tộc vẫn là một trong những yếu tố cơ bản để Việt Nam phát triển bằng chính trí tuệ và khả năng của mình.

(Theo NDĐT)

赞(971)
未经允许不得转载:>88Point » 【soi kèo ac milan vs bologna】Sự tỉnh táo và tinh thần phê phán trong tiếp nhận tri thức