【bảng xếp hạng giải mỹ】Trở thành nhà cung ứng của Samsung: Cơ hội lớn, cánh cửa hẹp?
作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:33:53 评论数:
DN Việt chỉ chiếm 10% nhà cung ứng
Có một điều khá thú vị trong cuộc trao đổi bên lề Hội thảo công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Samsung được Bộ Công Thương và Công ty Samsung tổ chức ngày 15-7, khi được hỏi DN Việt Nam cần làm gì để có thể trở thành nhà cung cấp linh kiện cho Samsung, ông Han Myoung Sup, Tổng giám đốc Samsung Complex đã nhiều lần nhắc đến hai từ “ý chí”. Ý chí này bao hàm cả sự quyết tâm để thay đổi. Tuy vậy, lãnh đạo Samsung vẫn không quên nhấn mạnh công nghệ, chất lượng, trách nhiệm, thời gian giao hàng, giá cả... vẫn phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu khắt khe mà phía Samsung đưa ra.
Có một điều dễ nhận thấy là dù đã cố gắng song thời gian qua, các DN CNHT của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với chuỗi sản xuất của Samsung. Kể từ khi Samsung bắt đầu vận hành hệ thống nhà máy tại Bắc Ninh, đến nay mới chỉ có 41 DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất của công ty này, trong đó chỉ có 4 DN là nhà cung ứng cấp 1 (cung ứng trực tiếp cho Samsung), 28 nhà cung ứng cấp 2 và 9 DN còn lại là các DN cung ứng cấp 3, 4. Điều đáng nói, phần lớn DN cung ứng cấp 1 cho Samsung là các DN cung cấp sản phẩm bao bì, đóng gói sản phẩm, gần như việc cung ứng các linh kiện công nghệ cao vẫn là bài toán khó đối với DN trong nước. Tỷ lệ DN Việt tham gia cung ứng cho Samsung hiện nay mới chỉ ở con số khoảng 10% trong tổng số nhà cung ứng của Samsung. “DN Việt Nam mới chỉ tham gia được vào các công đoạn có giá trị thấp do năng lực sản xuất còn hạn chế”, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định.
Là DN cung ứng cấp 1 của Samsung ngay từ những ngày đầu, ông Nguyễn Minh Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất và XNK bao bì Thăng Long chia sẻ: Kinh nghiệm để được trở thành nhà cung ứng cho Samsung quan trọng nhất là chúng ta phải xác định được Samsung là công ty mang tính toàn cầu, điều khó khăn nhất trong khả năng đáp ứng của chúng ta là chất lượng, môi trường trong sản phẩm, tiến độ giao hàng, đặc biệt là giá cả cạnh tranh. Muốn vậy, DN cần có sự chuẩn bị về tài chính, năng lực quản lý, trình độ tay nghề của công nhân, công nghệ.
Một số DN chia sẻ chấp nhận đi đường vòng để đến được với Samsung. Ông Nguyễn Trung Chính, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp điện tử Đông Việt (DVES), DN chuyên sản xuất bo mạch điện tử cho biết DN của ông đang muốn tìm kiếm cơ hội cung cấp cho các đối tác của Samsung chứ chưa cung cấp trực tiếp được cho Samsung, do Samsung đòi hỏi quy trình công nghệ cao, những nhà cung cấp cho Samsung phải ở tầm vóc khác.
“Qua tìm hiểu tiếp xúc với các nhà cung ứng cấp 1 của Samsung, tôi thấy còn nhiều khó khăn, công nghệ họ sử dụng chủ yếu cho điện thoại di động nên khá cao, chắc vài năm nữa DN mới đáp ứng được. Tuy vậy việc tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu của họ giúp chúng tôi có định hướng tốt hơn cho nhà máy của mình”, ông Chính nói.
Những điểm yếu
Thực tế, hiện nay các nhà cung ứng cấp 1 của Samsung chủ yếu là các DN nước ngoài, chiếm phần lớn là DN đến từ Hàn Quốc. Doanh thu của các DN này hàng năm lên tới vài trăm triệu USD, gấp nhiều lần so với DN cung ứng cấp 1 Việt Nam. Khi được hỏi về khả năng đáp ứng của DN Việt Nam trong việc cung ứng linh phụ kiện cho chuỗi sản xuất của Samsung, nhiều nhà cung ứng cấp 1 cho biết nhiều sản phẩm họ cần nhưng Việt Nam không sản xuất được, phong cách làm việc của nhiều DN Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng kỹ thuật sản xuất, Công ty TNHH Nanotech (DN 100% vốn Hàn Quốc chuyên sản xuất sản phẩm dập từ băng dính hai mặt) cho biết: DN có nhu cầu lớn về mặt hàng này và muốn tìm mua sản phẩm của các DN Việt Nam, tuy nhiên “hỏi khắp nơi không có, vì Việt Nam chưa làm được”. Khi DN tìm kiếm nguồn hàng trên mạng thì 100% sản phẩm này của DN Việt là NK. DN Việt chưa bao giờ phát triển sản phẩm này. Đại diện DN này cũng cho biết hiện nay DN có những đơn hàng vượt quá năng lực sản xuất, vì thế hy vọng vào việc DN Việt sẽ chia sẻ bằng cách cung cấp cho DN Việt nguyên vật liệu, khuôn để họ gia công sản phẩm cho mình.
Một trong những điểm yếu của DN Việt được các nhà cung ứng cấp 1 phản ánh chính là phong cách làm việc. “Khi có đơn hàng gấp, thường thì tất cả mọi người đều phải chạy để đáp ứng tiến độ, nhưng DN Việt không quan tâm lắm đến yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có thể vội, nhưng đến giờ là nhân viên của DN Việt đi về. Hoặc như việc xử lý sản phẩm lỗi, việc đầu tiên quan trọng nhất là phải bù đắp đơn hàng, rồi mới giải quyết các vấn đề sau, nhưng phía DN Việt, giống như một cuộc tai nạn, phải cãi nhau xong đã, xem lỗi thuộc về ai rồi mới bắt tay vào làm. Hầu như các DN nước ngoài đều có chung nhận xét phong cách làm việc của nhiều DN Việt không đáp ứng được yêu cầu”, đại diện một DN cung ứng cấp 1 cho Samsung chia sẻ.
Mặc dù DN ngoại chỉ ra những hạn chế của DN Việt, tuy nhiên, về phía DN nội lại có tâm tư trái chiều. Nhiều DN khi được hỏi cho biết, điều quan trọng mà họ mong muốn chính là sự cởi mở thực sự từ phía Samsung. Hiện các nhà cung ứng cấp 1 của Samsung chủ yếu là các DN Hàn Quốc và các DN nước ngoài vốn đã cung cấp linh kiện cho Samsung từ lâu. Yếu tố dân tộc khiến DN Việt khó chen chân vào chuỗi cung ứng. Hơn nữa, các nhà cung ứng cấp 1 bản thân họ cũng đã có các nhà cung ứng cấp 2 cho họ, vì thế họ không có động lực đối với các DN Việt Nam.
Trong số hơn 100 DN CNHT tham gia tìm kiếm cơ hội sau khi dự án khu phức hợp điện gia dụng tại TP.HCM khởi công, chỉ có khoảng 20 DN có khả năng tiếp tục lọt vào tốp DN tiềm năng. Như vậy, cơ hội lớn nhưng với những hạn chế, khó khăn nội tại của DN, cánh cửa có thể sẽ rất hẹp. Rõ ràng cần có sự nỗ lực rất lớn và nghiêm túc từ phía các DN, ngoài ra không thể thiếu sự trợ giúp từ phía Chính phủ trong chính sách hỗ trợ về vốn, về công nghệ...
Ông Han Myoung Sup, Tổng giám đốc Samsung Complex: Cơ hội chỉ dành cho ý chí “Những DN Hàn Quốc tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung đã giao dịch với Samsung từ rất lâu nên năng lực của họ đã được chúng tôi xác nhận. Hiện tại chúng tôi bắt đầu mối quan hệ và tạo sự tin tưởng lẫn nhau khi cùng hợp tác với các DN Việt Nam, tôi hy vọng tới đây sự hợp tác giữa Samsung và các DN Việt Nam sẽ mở rộng hơn nữa. Để tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung, DN Việt Nam phải có ý chí cũng như quyết tâm. Sự khởi đầu bao giờ cũng khó khăn nhưng tôi mong rằng các DN Việt Nam có quyết tâm tham gia cùng với chúng tôi. DN có thể tham gia sản xuất từ cái nhỏ cho đến cái lớn, nên tôi nghĩ rằng không khó cho các DN Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất của Samsung”. Ông Yên Đức Tiến, đại diện Công ty TNHH TDBH: Vừa làm vừa thay đổi công nghệ “Quan trọng nhất đối với các DN CNHT trong nước là vốn đầu tư. Hiện các DN CNHT nước ngoài cố vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với DN Việt Nam, công nghệ họ cũng có từ trước. Khi có vốn đầu tư, DN Việt sẽ có máy móc thiết bị đầy đủ, cộng với nhân lực có trình độ thì chắc chắn sẽ cạnh tranh trực tiếp được với các DN nước ngoài. Chúng tôi chi mất 6 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền công nghệ, DN tự vay ngân hàng chứ không nhận được vốn vay ưu đãi. Hiện DN đang cung ứng linh kiện cho nhà cung ứng cấp 1 của Samsung là công ty Bokwang và chúng tôi đang nỗ lực để trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung trước năm 2018, với phương châm vừa làm vừa thay đổi công nghệ làm sao để theo kịp các DN nước ngoài”. Ông Nguyễn Văn Tân, Đại diện Công ty HOSIDEN - Hàn Quốc (Nhà cung ứng cấp 1 của Samsung): Chính phủ cần hỗ trợ kỹ thuật cho DN “Nếu nói giá thành của sản phẩm, nếu cùng một sản phẩm thì có thể sản phẩm của Việt Nam sẽ rẻ hơn so với sản phẩm đặt làm tại nước ngoài, nhưng lý do rẻ hơn là do giá gia công của Việt Nam rẻ, không phải do DN tối ưu hóa kỹ thuật. Hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ về kỹ thuật cho các DN Việt Nam. Tôi cho rằng Chính phủ Việt Nam nên đổi hướng sang mảng khác, thay vì điện tử (đòi hỏi công nghệ cao) thì phát triển điện cơ khí sẽ tốt hơn, vì cơ hội cho các DN Việt chen chân vào sẽ cao hơn”. Ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc Công ty HTMP Việt Nam: Hạ tầng sản xuất và vốn là then chốt “Tôi khẳng định các DN Việt Nam đều có thể tham gia vào chuỗi cung ứng được, nhưng phải cố gắng rất nhiều. Công ty Samsung hỗ trợ nhiều cho DN về hệ thống quản lý chất lượng, nhưng họ phải đánh giá DN đủ tiềm năng thì mới hỗ trợ. Hiện nay chúng tôi đang là nhà cung ứng cấp 1 các thiết bị khuôn mẫu, vỏ nhựa máy hút bụi cho nhà máy Samsung số 3 (chuyên hàng gia dụng). Để trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung, họ kiểm tra rất kỹ về năng lực, về thiết bị, hệ thống quản lý chất lượng, trình độ quản lý nhân lực, lịch sử hoạt động của công ty đã từng cung cấp thiết bị cho DN nào… Khó khăn nhất của DN Việt Nam khi tham gia cung ứng cho Samsung là đảm bảo chất lượng và giao hàng đúng hẹn. Giá cũng là vấn đề khó khăn, phải cạnh tranh rất nhiều. Hai vấn đề then chốt của DN Việt khi tham gia cung ứng cho các DN nước ngoài là vấn đề hạ tầng sản xuất và vốn. Hiện nay 90% sản phẩm của chúng tôi cung cấp cho các DN FDI, thị trường chính là Nhật Bản. Chúng tôi đang phấn đấu mục tiêu cao hơn là các sản phẩm tinh xảo, độ chính xác cao như điện thoại, máy tính bảng… nhưng tôi nghĩ sẽ phải phấn đấu rất nhiều”. Thu Hiền (ghi) |