88Point88Point

【kèo nhà cái. 5】Cần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới sáng tạo

Các nước đầu tư cho R&D ra sao?ầnkhuyếnkhíchdoanhnghiệpthựchiệnRDvàđổimớisángtạkèo nhà cái. 5

Theo số liệu của Viện Thống kê UNESCO (UNESCO Institute of Statistics), năm 2018, hai quốc gia đứng đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển (R&D) vẫn là Hoa Kỳ (476,5 tỷ USD) và Trung Quốc (370,6 tỷ USD). Chỉ tính riêng tổng tiền của 2 nước này đã chiếm tới 47,0% tổng chi phí R&D toàn cầu. Theo sau đó là Nhật Bản và Đức với 170,5 và 109,8 tỷ USD. Cũng theo số liệu thống kê, chi phí nghiên cứu và phát triển của Việt Nam chỉ vào khoảng 1,8 tỷ USD. Trên thực tế, 10 quốc gia đứng đầu đã chiếm khoảng 80% toàn bộ số tiền đầu tư vào R&D của thế giới.

Tuy nhiên, nếu nói về việc tập trung nguồn lực để nghiên cứu và phát triển thì những quốc gia ở trên không phải là những nước đứng đầu. Nhìn vào danh sách các nước đã dành ra nhiều phần trăm ngân sách nhất cho R&D trong năm 2018 thì có thể thấy rằng các quốc gia như Hàn Quốc và Israel đang rất chú trọng vào việc đầu tư cho R&D. Số tiền họ chi ra để làm nghiên cứu và phát triển chiếm tới hơn 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.

Trong khi đó, một số nước có nền kinh tế lớn mạnh như Đức hay Hoa Kỳ lại chỉ đầu tư vào nghiên cứu, phát triển có 2,9% và 2,7% tổng GDP của mình. Mặc dù, việc chi tiền cho nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ không mang lại kết quả ngay thậm chí còn phải kéo dài cả thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cho rằng các khoản đầu tư vào R&D là một trong những chỉ số hàng đầu để đo lường sức mạnh kinh tế. Qua số liệu năm 2018, dự kiến Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là 2 nước nắm quyền chủ đạo của kinh tế thế giới trong nhiều năm tiếp theo.

Tại Hoa Kỳ, năm 2018 nước này đã đầu tư 476,5 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tương đương khoảng 2,7% GDP và chiếm khoảng 25% R&D toàn cầu. Để khuyến khích đổi mới, chương trình công nghệ của Hoa Kỳ đã tăng ngân sách R&D liên bang và tăng ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các cơ quan, như: Quỹ Khoa học quốc gia, Cục Bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng phân bổ kinh phí dành cho từng loại nghiên cứu, trong đó ưu tiên cho R&D.

Nhằm khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, Hoa Kỳ cũng thực hiện mạnh mẽ chính sách ưu đãi thuế. Chính phủ miễn, giảm thuế trên phần lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp thu được từ hoạt động ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Ngoài ra, các bộ phận nghiên cứu và thử nghiệm đều được hưởng chính sách miễn, giảm thuế này. Hoa Kỳ đã cho phép các doanh nghiệp được phép để lại 25% chi phí vượt quá mức chi tiêu trung bình cho hoạt động R&D của ba năm liền kề với năm tính thuế, nhưng không nhiều hơn 50% tổng chi phí cho R&D của năm trước thuế.

Bên cạnh chính sách thuế, Hoa Kỳ còn tiến hành tài trợ trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp nhỏ thông qua Chương trình nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp nhỏ (SBIR). Ngoài ra, Chính phủ còn dành kinh phí hàng năm để đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, các phòng thí nghiệm quốc gia để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và đổi mới.

Tại Cộng hòa liên bang Đức, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Chính phủ Đức đã sử dụng những chính sách về kinh tế, chính sách tạo môi trường thể chế và chính sách về thông tin. Đức chú trọng áp dụng mô hình gắn kết giữa hoạt động R&D với hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp, kết hợp với mô hình hoạt động của quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Chính phủ Đức đã hình thành nhiều quỹ phát triển khoa học và công nghệ với chính sách cho vay linh động đối với các hoạt động R&D trong lĩnh vực công nghệ mới, công nghệ tiên tiến có độ rủi ro cao. Giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp đã được Cộng hòa Liên bang Đức triển khai dưới dạng các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho đổi mới doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thông qua Bộ Kinh tế và Công nghiệp, Chính phủ tài trợ một phần không hoàn lại cho các hoạt động R&D của các doanh nghiệp thực hiện các dự án trong danh mục quy định, đặc biệt là các dự án R&D để tạo ra các công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Đồng thời, Chính phủ tài trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao trong việc thâm nhập thị trường. Chính phủ còn sử dụng chính sách tài trợ không hoàn lại tới 70% cho các dự án R&D của các viện nghiên cứu công lập ngoài doanh nghiệp, tới 45% cho các doanh nghiệp tích cực nghiên cứu nhằm tạo ra công nghệ mới, nhưng không quá 375.000 Euro/dự án.

Chính phủ Đức cũng coi nhân lực khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng, nên đã dành ra ngân sách nhất định để tiến hành đào tạo và xác định hướng nghiên cứu ưu tiên trong tương lai dựa trên hoạt động dự báo công nghệ.

Doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới sáng tạo. Ảnh minh họa

赞(21)
未经允许不得转载:>88Point » 【kèo nhà cái. 5】Cần khuyến khích doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới sáng tạo