【kq aston villa】Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm
Năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về phát triển kinh tế trong đó chú trọng vấn đề cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN và về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.
Về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, năm 2001, tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”.
Tiếp đó, qua các kỳ Đại hội, Đảng đã có nhiều nghị quyết, kết luận bổ sung và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Cụ thể, từ chỗ cả nước có hơn 12.000 DN 100% vốn nhà nước, đến năm 2001 giảm xuống còn 5.655 DN 100% vốn nhà nước và đến thời điểm tháng 10/2016 chỉ còn 718 DN 100% vốn nhà nước.
Tuy nhiên, theo TS. Phạm Minh Điển, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, đến nay DNNN vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.
Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Nhiều DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực v.v.
Về khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, năm 2002, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
Tiếp đó Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Kết quả là kinh tế tư nhân ngày càng đóng góp lớn hơn trong cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước (Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39 - 40%), tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, số lượng DN của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của đại diện Ban Kinh tế Trung ương, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Theo đó, năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp,chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu.
Bên cạnh đó, khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm vv… còn diễn biến phức tạp.
Xuất phát từ thực tiễn này, tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (diễn ra tại Hà Nội từ ngày 05 đến 11 tháng 5 năm 2017), Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất và nhất trí cao ban hành ba Nghị quyết quan trọng về kinh tế, trong đó có Nghị quyết về: “Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”, Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cần chung tay tháo gỡ rào cản
Về vấn đề đổi mới DNNN, để khắc phục những “lỗ hổng” nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cổ phần hóa DNNN, theo TS. Lê Anh Duy, Trường Đại học Sài Gòn, trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó thứ nhất là phải khẩn trương soạn thảo, ban hành Luật Thúc đẩy cổ phần hóa DNNN và thoái vốn nhà nước khỏi DN.
Thứ hai, cần quy trách nhiệm người đứng đầu trong công tác cổ phần hóa, kiên quyết xử lý khi có biểu hiện chần chừ, không hoàn thành nhiệm vụ. Thứ ba, TS. Lê Anh Duy nhấn mạnh cần làm tốt công tác định giá DNNN trước cổ phần hóa và cuối cùng cần sớm thành lập Ủy ban Quản lý, Giám sát vốn nhà nước tại DN.
Đối với phát triển kinh tế tư nhân, theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2016, số DN đăng ký thành lập mới đạt kỷ lục là 110.100 DN, tăng 16,2% so với năm 2015. Sự khởi sắc này là một trong những dẫn chứng thực tế nhất cho thấy hiệu quả và tác động tích cực của công cuộc cải cách môi trường kinh doanh nói chung, cải cách đăng ký kinh doanh nói riêng đối với sự phát triển của cộng đồng DN.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng trong bức tranh DN năm 2016, thì cũng nhận thấy một số bất cập, đó là: số lượng DN giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn trong năm 2016 tăng so với cùng kỳ năm 2015 (12.373 DN giải thể, tăng 30,7%; 19.995 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 27,8%). Trong đó, hầu hết các ngành đều có số DN giải thể tăng so với cùng kỳ năm trước.
“Điều này cho thấy, bên cạnh các điều kiện thuận lợi của khung khổ chính sách mới và những cơ hội mở ra trong thời kỳ đất nước hội nhập, thì những hạn chế cố hữu chưa được giải quyết triệt để, như: vay vốn, lãi suất, nhân lực, chi phí không chính thức... vẫn là rào cản gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong nước”, TS. Trần Thị Hồng Minh khẳng định.
TS Minh cũng cho rằng, để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển thì chỉ riêng nỗ lực của cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc tạo thuận lợi cho DN khi gia nhập thị trường thôi thì chưa đủ, mà còn cần có sự chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước, các địa phương trong việc cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh.
Theo đó, để tạo điều kiện cho DN phát triển tốt sau đăng ký kinh doanh, TS. Trần Thị Hồng Minh cho rằng chính quyền các cấp từ Trung ương tới địa phương cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho DN theo tinh thần Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP, đồng thời các bộ chuyên ngành phải tiếp tục rà soát, đánh giá các quy định về điều kiện kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014; bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh ban hành trái thẩm quyền…
相关文章
Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
Chiều tối nay (5/9), Cơ quan CSĐT Công an TP Tân Uyên, tỉnh Bình Dương cho2025-01-10Hoài niệm Đoàn Kịch nói Minh Hải
(CMO) Sau ngày thống nhất đất nước, Minh Hải là một trong những tỉnh có phong trào văn hoá - văn ngh2025-01-10- Anh Điểu Phúc đang kiểm tra nguồn điện tại c2025-01-10
Hoạt động kỷ niệm 72 năm “Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai”
Kỷ niệm 72 năm “Ngày truyền thống phòng, chốn2025-01-10Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
Theo Mike Gaskins, vào những năm 1950, khi thuốc tránh thai mới ra đời, các công ty dược phẩm đã cho2025-01-10Gặp gỡ tân binh trước giờ xuất quân
Thạch Nhị Xuân: Mong muốn phục vụ lâu dài trong qu&2025-01-10
最新评论