游客发表

【ket quả trục tuyến】“Cuối năm, ve chai tụi tui làm ăn được lắm!”

发帖时间:2025-01-25 09:49:49

Khi các gia đình rộn ràng đón tết,ốinămvechaitụituilmănđượclắket quả trục tuyến dọn dẹp nhà cửa thật sạch sẽ, bỏ đi những thứ không sử dụng để mong tìm may mắn trong năm mới, thì với những người mua ve chai, cái gọi tên phế liệu đó là cả cuộc sống của họ…

Niềm vui của chị Trang ve chai khi có hàng phế liệu nhiều vào dịp cuối năm.

Đến chiều muộn ngày 28 tết, những chiếc xe chở đầy phế liệu vẫn đông đúc trước cửa cơ sở thu mua phế liệu Đức Giác, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường I, thành phố Vị Thanh. Bà Huỳnh Khánh Vân, chủ cơ sở Đức Giác, chia sẻ: “Nghề này làm cũng sống khá lắm, nhưng rất cực, mà đã theo rồi thì khó dứt ra lắm, thấy suốt ngày ai cũng lấm lem, nhưng chẳng ai than vãn hết, nghề mình vậy mà. Từ khoảng đầu tháng Chạp, khi cơ quan, cơ sở kinh doanh chuẩn bị dọn dẹp cũng là lúc những người mua ve chai làm ăn được lắm”.

Với những người mua ve chai, họ xem đây là cái nghề và sống hết mình với nghề mà họ đã chọn. Trong số gần 60 người mua ve chai đang là bạn hàng của cơ sở bà Vân, thì đa số là người không có đất và có hơn phân nửa là những người nghèo khó.

Tay thoăn thoắt sắp xếp lại những lon bia, chị Dương Thị Trang, ở khu vực 4, phường III, chia sẻ: “Hồi đó, nhà nghèo không có đất đai, nên đi mua ve chai khắp thành phố để kiếm sống. Rồi thấy các cơ sở thu mua phế liệu có tuyển người làm, nên tui vô đây làm tới giờ luôn, cũng hơn 15 năm rồi, suốt ngày làm việc chung với bao nhiêu thứ rác rưởi, riết cũng quen”.

Ngày cận tết, nhiều người cho rằng nhiều rác rưởi trong nhà sẽ đem lại nhiều thứ không may mắn, nhưng với những người mua ve chai là cả một tài sản nho nhỏ. Trong những người mua ve chai mà chúng tôi gặp, có người “thâm niên” làm nghề này hơn 30 năm. Đặc biệt, có những người nuôi con đỗ đạt đến đại học từ chính những cái vỏ chai, những cái bọc ni lông mà mọi người vứt bên đường.

Trên tay cầm miếng thịt mới kịp đi chợ chiều để mua, bà Nguyễn Thị Chanh, ở khu vực 6, phường IV, cười nói: “Mấy ngày gần tết mua ve chai được lắm, nên tết này ăn cũng lớn hơn mọi năm, có mua hoa về chưng, mua mấy bọc kẹo, mứt về ăn và đãi khách. Chắc cũng để dư được chút đỉnh lì xì cho mấy đứa cháu nữa”.

Bà Chanh là người “nổi tiếng” trong giới mua ve chai của tỉnh Hậu Giang, vì đã nuôi con đỗ đại học và cả 3 người con của bà đều có việc làm ổn định. Với bà, cuộc sống giờ đây tuy chưa phải khá giàu, nhưng cuộc sống như được bước sang trang mới, vì con cái đều nên người. Các con ra riêng và vẫn tiếp tục rong ruổi khắp các nẻo đường để mua phế liệu…

Đến ngày 29 tết, gia đình anh Danh Quang Sang, mới dọn dẹp chuẩn bị đón năm mới. Vợ chồng anh khá giả trong giới mua ve chai và đã làm nghề gần 15 năm.

Tối muộn ngày 28 tết, hai vợ chồng anh Danh Quang Sang, ở khu vực 3, phường I, mới bắt đầu dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới. Năm nay, tuy giá phế liệu hơi thấp, nhưng nhờ miệt mài, nên cuộc sống vợ chồng anh tương đối dễ thở. Những người mua ve chai hay lấy tấm gương của vợ chồng anh Sang để phấn đấu, vì đi mua ve chai nhưng có nhà cửa khá khang trang, con cái đi học đàng hoàng.

Vựa ve chai là nơi để nuôi dưỡng ước mơ đi học của em Lê Minh Luân.

Trong những chiếc xe cà tàng chở đầy phế liệu hay ở những nơi đầy bụi bặm của rác, phế liệu vẫn có những ước mơ nhỏ nhoi chờ ngày được nhen nhóm từ bề bộn ve chai. Em Lê Minh Luân, 21 tuổi, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, được nhận làm nhân công ở cơ sở bà Vân với mức lương 3 triệu đồng một tháng. Từ số tiền này, em gửi mẹ, để dành sau này đi học bổ túc, rồi học nghề. “Em học chậm hơn mọi người lắm, vì em có bệnh bẩm sinh, nhưng em tin mình làm được việc thì không sợ bị đói đâu”-Minh Luân bộc bạch.

Gương mặt lấm lem bùn đất, nhớt đen, đôi móng tay đen nhám, nhưng sau mỗi ngày mệt rã rời đi cả chục cây số mua ve chai, nhưng khi mua được ký gạo, miếng thịt, con cá về cho gia đình nấu bữa cơm tất niên, đôi mắt ai cũng rạng ngời hạnh phúc.

Tết về, ai cũng bận rộn và những người mua ve chai càng bận rộn. Họ đã làm cái nghề mà như họ nói, chính là nghề làm sạch sẽ, gọn gàng cho gia đình mọi người khi tết đến, xuân về và cũng là nghề nuôi sống mình…

Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN

    热门排行

    友情链接