【ket qua vdqg na uy】Ngoài Jeff Bezos còn những tỷ phú nào từng tham gia vào cuộc đua bay vào vũ trụ?
Ngoài Jeff Bezos còn những tỷ phú nào từng tham gia vào cuộc đua bay vào vũ trụ?àiJeffBezoscònnhữngtỷphúnàotừngthamgiavàocuộcđuabayvàovũtrụket qua vdqg na uy
Dù không phải tỷ phú đầu tiên bay vào vũ trụ nhưng Bezos sẽ là người đầu tiên bay ra ngoài không gian trên con tàu vũ trụ của riêng mình.
Trong thông báo ngày 14/6, tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ ông sẽ bay lên vũ trụ bằng con tàu Blue Origin. Chuyến bay dự kiến khởi hành ngày 20/7, hai tuần sau khi Bezos từ chức Giám đốc điều hành Amazon.
Thế nhưng nhà sáng lập Amazon không phải là tỷ phú đầu tiên đích thân tham quan vũ trụ. Trước ông, đã có đến 2 tỷ phú từng bay vào không gianlà Charles Simonyi và Guy Laliberté. Không những vậy, sau Jeff Bezos, dự kiến sẽ có nhiều tỷ phú USD khác thực hiện các chuyến bay vào vũ trụ, thậm chí có người còn đi đến quỹ đạo Mặt trăng.
Charles Simonyi
Thời điểm: tháng 4/2007 và tháng 3/2009
Điểm đến: Trạm vũ trụ quốc tế
Tàu vũ trụ: Soyuz
Charles Simonyi là người thiết kế những phiên bản Microsoft Officeđầu tiên. Ông cũng là tỷ phú đầu tiên và duy nhất hai lần ghé thăm không gian vào tháng 4/2007 và tháng 3/2009.
Nhà phát triển phần mềm gốc Hungary gia nhập Microsoft với tư cách nhân viên thứ 40 vào năm 1981. Sau 21 năm làm việc ở đây, ông rời đi vào năm 2002 và bắt đầu thực hiện ước mơ bay vào vũ trụ.
Simonyi đã chi khoảng 60 triệu USD cho công ty du lịch vũ trụ Space Adventures để thực hiện hai chuyến đi đến Trạm vũ trụ quốc tế. "Cứ sau 90 phút, bạn sẽ được thấy mùa xuân, mùa thu, Bắc cực, vùng nhiệt đới, đêm và ngày luân phiên nhau", vị tỷ phú nói về trải nghiệm du hành không gian với tạp chí Forbes.
Guy Laliberté
Thời điểm: tháng 9/2009
Điểm đến: Trạm vũ trụ quốc tế
Tàu vũ trụ: Soyuz
Cựu nghệ sĩ biểu diễn đường phố Guy Laliberté trở nên giàu có sau khi hợp tác cùng công ty giải trí xiếc Cirque Du Soleil vào năm 1984. Guy Laliberté biến công ty trở thành một tổ chức quốc tế thành công và quyết định tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ dài trong năm 2009 để luyện tập cho chuyến bay vào không gian.
Chuyến đi khiến doanh nhân người Canada tiêu tốn khoảng 35 triệu USD và đây là chuyến bay vũ trụ cá nhân cuối cùng mà Space Adventures tổ chức trong hơn một thập kỷ qua. "Về cơ bản khi hạ cánh, bạn sẽ có cảm giác như vừa trải qua một vụ tai nạn ô tô. Thế nhưng khi vừa chạm đất, tôi đã nghĩ ngay đến việc trở lại và thực hiện chuyến du hành một lần nữa", Guy Laliberté miêu tả.
Các tỷ phú sẽ lên vũ trụ trong tương lai gần
Jeff Bezos
Thời điểm: tháng 7/2021
Điểm đến: Dòng Kármán
Tàu vũ trụ: Blue Origin New Shepard (tàu cá nhân)
Kể từ khi thành lập vào năm 2000, Blue Origin đã được người sáng lập Jeff Bezos đầu tư khoảng 7,5 tỷ USD tiền mặt. Sau hơn 20 năm, vị tỷ phú giàu thứ hai thế giới sắp được hưởng thành quả khi ông chuẩn bị có chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên cùng em trai Mark.
Đây cũng là chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên của Blue Origin, dự kiến sẽ vượt qua dòng Kármán, ở độ cao khoảng hơn 96km trên bề mặt Trái đất.
Jared Isaacman
Thời điểm: tháng 9/2021
Điểm đến: Quỹ đạo địa tâm (cách mặt đất khoảng 35.786 km)
Tàu vũ trụ: SpaceX Dragon
Doanh nhân kiêm phi công Jared Isaacman là một người đam mê máy bay. Vị tỷ phú trẻ 38 tuổi có sở thích lái máy bay chiến đấu và thường bay biểu diễn trong các buổi triển lãm hàng không.
CEO của Shift4 Payments giờ đây đang chuẩn bị trở thành chỉ huy trong chuyến bay toàn dân sự đầu tiên vào vũ trụ khi mua toàn bộ 4 ghế trên chuyến bay do SpaceX điều hành. Một trong số những người đồng hành được Jared Isaacman lựa chọn có Hayley Arceneaux, một người sống sót sau căn bệnh ung thư thời thơ ấu.
Yusaku Maezawa
Thời điểm: tháng 12/2021 và dự kiến chuyến thứ hai vào 2023
Điểm đến: Trạm vũ trụ quốc tế và quỹ đạo Mặt trăng
Tàu vũ trụ: Soyuz (Nga) và SpaceX Starship
Tỷ phú Nhật Bản Yusaku Maezawa đã gây dựng nên khối tài sản 2 tỷ USD thông qua Zozotown - một trong những trung tâm thời trang trực tuyến lớn nhất xứ sở hoa anh đào. Vào năm 2018, Elon Musk tuyên bố Maezawa sẽ là khách hàng tư nhân đầu tiên của SpaceX bay quanh Mặt trăng vào năm 2023.
Thế nhưng ngay từ đầu năm nay, ông Maezawa thông báo sẽ bay vào không gian sớm hơn dự định, thông qua Space Adventures để thực hiện chuyến đi tới Trạm vũ trụ quốc tế vào cuối năm 2021.
Richard Branson
Thời điểm: cuối năm 2021
Điểm đến: khoảng 88 km phía trên bề mặt Trái đất
Tàu vũ trụ: Virgin Galactic Unity
Chuyến bay của tỷ phú Branson là chuyến thứ ba trong loạt chuyến bay thử nghiệm do Virgin Galactic thực hiện, lên kế hoạch khởi hành vào cuối năm 2021. Vị tỷ phú người Anh sẽ bay đến địa điểm cách bề mặt Trái đất khoảng 88 km.
Dự kiến sau khi đưa ông Richard Branson bay ra vũ trụ thành công, Virgin Galactic sẽ bắt đầu khai thác rộng rãi dịch vụ du lịch vũ trụ. Hiện công ty có hơn 600 hành khách đặt vé, bao gồm cả các diễn viên nổi tiếng như Angelina Jolie và Tom Hanks. Một số người đã phải đợi hơn một thập kỷ để được thực hiện chuyến bay cùng Virgin Galactic.
Sergey Brin
Thời điểm: chưa xác định
Điểm đến: Trạm vũ trụ quốc tế
Tàu vũ trụ: chưa xác định (đặt vé qua Space Adventures)
Năm 2008, nhà đồng sáng lập Google - Sergey Brin trở thành nhà đầu tư vào Space Adventures khi dành 5 triệu USD với mong muốn thực hiện một chuyến bay vào quỹ đạo trong tương lai.
Space Adventures đã thông báo tiếp tục các chuyến bay thương mại đến Trạm vũ trụ quốc tế trong năm nay với hành khách đầu tiên là tỷ phú Maezawa. Tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu tỷ phú Sergey Brin có kế hoạch đi cùng chuyến bay này hay không.
Tyler Winklevoss và Cameron Winklevoss
Thời điểm: chưa xác định
Điểm đến: Quỹ đạo Trái đất
Tàu vũ trụ: Virgin Galactic
Anh em sinh đôi nhà Winklevoss nằm trong số hàng trăm hành khách đã đặt trước các chuyến bay không gian thương mại thông qua Virgin Galactic. Hai người cũng là những khách hàng duy nhất sử dụng bitcoin để mua vé.
Vào tháng 1/2014, cả hai để sử dụng tiền điện tử để mua một cặp vé có giá khoảng 500.000 USD.
Nếu tính bằng giá giao dịch ở thời điểm hiện tại, số tiền mà Tyler Winklevoss và Cameron Winklevoss bỏ ra hiện có giá trị lên tới 10 triệu USD.
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Quyết liệt giải pháp chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử
- Hai nữ nhà báo điều tra vụ bảo kê chợ Long Biên bị dọa giết
- Nối dài cánh tay đắc lực
- Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- Hơn 80 nghìn tài xế vi phạm nồng độ cồn trong hai tháng cao điểm
- Singapore: Thu hồi hạt dưa Trung Quốc do chứa chất tạo ngọt hàm lượng cao
- Thổi phồng công dụng bài thuốc đông y trên mạng xã hội
- Người dùng cảnh giác trước hàng loạt fanpage quảng cáo sai công dụng sữa Alica Sure Canxi
- Vĩnh Long: Xử phạt 4 hộ kinh doanh vi phạm về nhãn hàng hóa
- Cốc giấy dùng 1 lần chứa vi nhựa gấp nhiều lần cốc nhựa
- Long An: Thu giữ gần 30.000 chai dầu gió giả mạo nhãn hiệu
- Thủ tướng tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2016 cho DN
- Tiền Giang phát hiện xử lý 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm, thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng
- Bắc Ninh tiêu hủy 34.000 thiết bị thuốc lá điện tử không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp
- Thái Bình tiêu huỷ trên 40.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo, không rõ nguồn gốc