【kết quả trận almeria】Ngành mía đường "không nên bảo vệ mù quáng"
Liên kết dọc yếu
Câu chuyện của ngành mía đường thời gian qua đã tốn không ít giấy mực do có sự bất đồng quan điểm giữa cơ quan quản lý và đại diện cộng đồng doanh nghiệp,ànhmíađườngampquotkhôngnênbảovệmùquákết quả trận almeria tức Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
Bộ Công Thương cho rằng, doanh nghiệp mía đường nội địa đang "tự thua" khi không có khả năng tạo ra sản phẩm có giá cạnh tranh, không thiết lập được vùng nguyên liệu và áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất để ổn định đời sống nông dân và ổn định sản xuất của mình…
Còn Hiệp hội Mía đường Việt Nam lại "phản bác" rằng, việc giá thành đường Việt Nam cao hơn các nước khác nguyên nhân xuất phát từ khâu nguyên liệu, không nằm ở công nghệ sản xuất lạc hậu.
Theo đại diện Hiệp hội, trình độ công nghệ của các nhà máy đường Việt Nam hiện nay không còn chênh lệch đáng kể so với các nước có nền công nghiệp mía đường mạnh như trong khu vực, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đường RE đạt yêu cầu chất lượng cao đối với khách hàng khó tính như Coca Cola…
Tuy nhiên nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, liên kết dọc của ngành mía đường không có, công nghệ yếu là những yếu kém của ngành mía đường.
Ông Kiên cho rằng thực tế, doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ nhưng đây mới chỉ là công nghệ sản xuất đường, còn việc đầu tư cho công nghệ tận thu những sản phẩm còn lại từ cây mía vẫn chưa được quan tâm.
Bên cạnh đó, sự liên kết dọc giữa nhà máy sản xuất và hệ thống phân phối đang tách rời dẫn tới khó khăn trong tiêu thụ, đồng thời khiến giá đường từ nhà máy ra thị trường có sự chênh lệch khá cao.
Thêm nữa, “sự liên kết dọc không chỉ dừng ở mối liên kết giữa các doanh nghiệp mía đường, Hiệp hội Mía đường Việt Nam mà còn là liên kết với người nông dân, nhà khoa học để tạo giống mía mới năng suất 90-120 tấn/ha với trữ đường cao”, ông Kiên nói.
Doanh nghiệp ngụy biện?
Theo phản ánh của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ trên thị trường rất lớn (5.000 – 8.000 đồng/kg) và chênh lệch này các nhà máy đường không được hưởng và thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành Công Thương.
Hiệp hội Mía đường từng khẳng định: “Thực tế, các nhà máy đường không thể tạo hệ thống bán lẻ hết sản lượng sản xuất, mà phải qua mạng lưới tiêu thụ chung đã được xã hội hóa”.
Tuy nhiên, ông Kiên lại cho rằng: “doanh nghiệp nói không thể tạo hệ thống bán lẻ là ngụy biện”. Để xây dựng hệ thống phân phối, doanh nghiệp mía đường có thể liên kết với hệ thống phân phối đang có. Trong quá trình liên kết ấy, doanh nghiệp và nhà phân phối cần đàm phán theo phương thức “win - win” (cả 2 bên cùng có lợi) để đưa ra giá người tiêu dùng chấp nhận được. Nếu không có giá tốt, chắc chắn người tiêu dùng sẽ phản ứng.
Với thực tế giá đường từ nhà máy đến tay người tiêu dùng chênh lệch lớn, một vị đại diện của Hiệp hội các Nhà bán lẻ Việt Nam đã từng chia sẻ, họ không mua được đường với giá xỉ tại nhà máy (cấp 1) như Hiệp hội Mía đường Việt Nam công bố mà phải mua qua các khâu trung gian khác với mức giá xấp xỉ 18.000- 19.000 đồng/kg.
Nói vậy để thấy rằng, mối liên kết của các doanh nghiệp mía đường với hệ thống phân phối chưa có nên dẫn tới thực trạng trên.
Ông Kiên cho rằng, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng, Nhà nước không thể làm thay cho doanh nghiệp, trong đó có việc tạo dựng hệ thống phân phối. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tự làm, chứ không thể dẫn “mô tuýp” Nhà nước phải làm.
Nhấn mạnh đến vai trò của Hiệp hội, ông Kiên cho rằng, bên cạnh vai trò là tổ chức bảo vệ quyền lợi nhà máy mía đường, người sản xuất đường, Hiệp hội mía đường phải nhìn thêm ở góc độ "hướng để doanh nghiệp phát triển" chứ không chỉ đứng ra "bảo vệ mù quáng" được.
“Về phía cơ quan quản lý cần tìm hiểu xem tại sao cũng là nguồn vốn Việt Nam, người Việt Nam mà "bầu Đức" đầu tư sang Lào lại có giá đường thấp hơn trong nước? Cơ quan quản lý và nhà sản xuất đều phải trả lời được câu hỏi ấy để chuyển thành chính sách hỗ trợ ngành mía đường trong nước”, ông Kiên khuyến nghị.