Như Chất lượng Việt Nam đã thông tin,ỹsưTạchphântíchnguyênnhânxeMazdaBTmớimuađãchếhướng dẫn đọc kèo bóng đá chiếc Mazda BT50 mà anh Phan Văn Thông (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sử dụng chưa được một năm thì xe đã gặp sự cố nghiêm trọng.
Anh Thông mua chiếc xe này vào ngày 21/4/2015, đến nay, chiếc xe Mazda BT50 mới chạy được 2,6 vạn km.
Sáng 16/3, anh Thông chạy xe từ Bình Định về Đông Hà (Quảng Trị). Đến khoảng 17h cùng ngày anh nghỉ khoảng một tiếng. Khoảng18h anh xuất phát về Hà Tĩnh. Khi xe đi được khoảng 100m thì nghe tiếng “bụp” phát ra từ động cơ, anh tấp xe vào lề và xuống kiểm tra thấy nhớt chảy xuống đất. Anh mở nắp capo lên thì thấy nhớt bắn tung tóe. Anh Thông đã gọi ngay tới số đường dây nóng của Mazda Việt Nam. Sau đó, xe anh được Mazda Quảng Trị đưa về xưởng.
Anh Thông từng tự hào nay lại phải “ngậm đắng nuốt cay” vì chiếc Mazda BT50 mới mua đã bị hỏng. Ảnh: Gia đình xã hội
Sáng ngày 17/3, kỹ thuật viên Mazda Quảng Trị mở máy xe ra kiểm tra cho thấy tay biên số 2 bị gãy, đâm thủng cả lốc máy. Anh Thông cho biết: "Sau khi mở nắp máy ra, Mazda Quảng Trị kết luận nguyên nhân do xe đã từng bị ngập nước nên làm cong tay biên dẫn đến gãy, sau đó thông báo cho tôi là không được bảo hành. Lúc này tôi không chấp nhận vì xe tôi chưa bao giờ ngập nước cả".
Không đồng ý với kết luận trên, anh Thông tiếp tục khiếu nại lên Tổng Công ty Mazda Việt Nam yêu cầu nghiêm túc xem xét sự việc của anh và trả lời bằng văn bản.
Ngày 14/4, Công ty TNHH MTV phân phối ô tô du lịch Chu Lai Trường Hải - là nhà phân phối xe ô tô thương hiệu Mazda tại Việt Nam đã có văn bản trả lời khách hàng Phan Văn Thông. Văn bản này cho rằng, xe Mazda BT50, biển số 38C – 068.xx được nhập khẩu mới 100% theo tờ khai hải quan do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội xác nhận. Xe được Cục Đăng kiểm Việt Nam chứng nhận an toàn kỹ thuật. Qua đánh giá, kiểm tra hiện trạng xe, nguyên nhân xe gặp sự cố là do nước từ môi trường bên ngoài lọt vào động cơ qua đường lấy gió, làm cho thanh truyền máy số 2 bị cong và khi động cơ vận hành trong một thời gian dài, với tình trạng này dẫn đến thanh truyền động bị gãy, đâm thủng lốc máy. Theo đơn vị này, với lỗi kỹ thuật nêu trên, xe của anh Thông không thuộc đối tượng được bảo hành.
Với trả lời trên của Tổng Giám đốc Mazda Việt Nam Bùi Kim Kha, anh Thông vẫn chưa hài lòng vì theo anh, nếu xe anh bị nước vào thì tại sao trong quá trình sử dụng xe anh không hề nhận được các tín hiệu cảnh báo “lỗi động cơ” của xe ô tô (?!). Anh Thông đã gửi văn bản đến Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng và khởi kiện Mazda Việt Nam ra tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.
Kỹ sư Lê Văn Tạch phân tích nguyên nhân xe Mazda BT50 mới mua đã hỏng
Trao đổi với PV, kỹ sư Lê Văn Tạch, người từng nổi tiếng qua vụ “một mình chống lại Toyota Việt Nam” cho biết, qua theo dõi vụ việc và đặc biệt là phần nội dung trả lời của TGĐ Mazda Việt Nam cho anh Thông về sự cố xe Mazda BT50 bị gãy tay biên và thủng lốc máy (engine housing) cảm thấy thật sự không thuyết phục.
Kỹ sư Lê Văn Tạch đưa ra một số lí do:
Thứ nhất, TGĐ Mazda cho rằng xe này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên thực tế là những hạng mục bị che khuất như tay biên thì cơ quan đăng kiểm không thể đánh giá được nên xác nhận của Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật trong vụ việc này là không có giá trị.
Thứ hai là TGĐ Mazda Việt Nam kết luận, nguyên nhân là do nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên. Động cơ hoạt động sau một thời gian dài với tay biên bị cong khiến tay biên bị gãy, làm vỡ lốc máy.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, kết luận này khó thuyết phục. Bởi nếu nước vào qua đường lấy khí đi qua máy nén khí để tăng áp suất (hệ thống turbo tăng áp suất khí nạp) rồi qua bộ phân phối khí đi vào cả 4 buồng đốt (động cơ này có 4 xi-lanh) chứ không phải chỉ vào buồng đốt số 2 như vụ việc này.
Mặt khác, nếu nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên thì động cơ khó có thể nổ được. Bởi vì nước không nén được nên để cong được tay biên thì thể tích nước vào buồng đốt phải xấp xỉ hoặc lớn hơn thể tích buồng đốt thiết kế. Khi đó, tay biên bị cong để làm tăng thể tích của buồng đốt sao cho đủ để chứa lượng nước và một phần nhỏ thể tích khí bị nén với áp suất rất cao. Do áp suất buồng đốt rất cao làm cho chênh lệch áp suất giữa nhiên liệu trong kim phun với áp suất buồng đốt nhỏ, khiến cho nhiên liệu khó hoá hơi để cháy và nhiên liệu dễ bị trộn vào nước.
“Theo tôi, trường hợp này có khả năng tay biên số 2 có vết nứt rất nhỏ (vết nứt tế vi) và không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Vết nứt này phát triển dần theo thời gian hoạt động của động cơ, đến khi đủ lớn để làm gãy tay biên”, kỹ sư Lê Văn Tạch nhận định.
>> Vì sao Tân Hiệp Phát không thể “buông tha” Võ Văn Minh?
Hoàng Nguyên