【rennes – clermont】Theo dõi chặt tiến độ giải ngân để huy động trái phiếu chính phủ
Ổn định và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ
Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP),õichặttiếnđộgiảingânđểhuyđộngtráiphiếuchínhphủrennes – clermont Bộ Tài chính tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường TPCP theo phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, với trọng trách được giao thực hiện huy động vốn qua phát hành TPCP, KBNN đã công bố công khai lịch phát hành TPCP để tạo điều kiện cho các thành viên chủ động tham gia thị trường, tăng khả năng huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và thúc đẩy phát triển thị trường thứ cấp. Đồng thời, KBNN phát hành đa dạng các kỳ hạn TPCP nhằm thiết lập đường cong lãi suất chuẩn cho các sản phẩm tài chính, trong đó tập trung phát hành TPCP kỳ hạn dài để góp phần kéo dài kỳ hạn của danh mục nợ TPCP và thu hút các nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí và các định chế tài chính phi ngân hàng khác.
Bên cạnh đó, KBNN cũng nghiên cứu khả năng phát hành các sản phẩm trái phiếu mới theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu của nhà đầu tư. Đồng thời, KBNN tập trung phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu nhằm tăng quy mô và tính thanh khoản của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và tăng thanh khoản của thị trường.
Phát hành trái phiếu chính phủ đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, hiệu quả của ngân sách nhà nước. Ảnh: minh họa |
KBNN cũng hoàn thiện và phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường; thực hiện các nghiệp vụ về phát hành bổ sung trái phiếu để hình thành các mã trái phiếu chuẩn nhằm tăng thanh khoản, ổn định thị trường…
Đặc biệt, để thu hút các nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của thị trường TPCP, Bộ Tài chính đã thường xuyên rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách động viên, ưu đãi về đầu tư TPCP. Trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam và các thành viên thị trường, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 24/2022/TT- BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2019/TT- BTC hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
Tại thông tư sửa đổi, Bộ Tài chính đã bãi bỏ quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với TPCP. Việc bãi bỏ quy định này được các nhà đầu tư đánh giá là phù hợp với thông lệ thị trường, do TPCP là tài sản không có rủi ro về thanh toán theo các quy định trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm. Theo đó, kể từ ngày 25/5/2022 (thời điểm Thông tư số 24 có hiệu lực thi hành), các nhà đầu tư sẽ không phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đối với TPCP. Việc tham gia mua, giao dịch TPCP sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Giảm huy động vốn qua phát hành trái phiếu chính phủ
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định và phát triển thị trường TPCP, KBNN đã phát hành và đưa TPCP thành kênh đầu tư hấp dẫn, giảm thiểu chi phí vay nợ của NSNN bằng cách liên tục đổi mới công tác phát hành, đa dạng kỳ hạn và kéo dài kỳ hạn vay bình quân…, từ đó góp phần cơ cấu lại NSNN theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Theo đánh giá từ phía KBNN, lãi suất phát hành và các chi phí liên quan cho hoạt động phát hành, thanh toán gốc, lãi TPCP liên tục giảm trong thời gian qua đã tiết kiệm chi phí vay nợ của NSNN không chỉ trong năm phát hành, mà còn trong cả các năm còn lại của vòng đời TPCP. Với kỳ hạn phát hành TPCP hiện nay từ 5 năm đến 30 năm, kết quả đạt được trong việc giảm chi phí vay nợ thực sự có ý nghĩa trong việc thực hiện tái cơ cấu NSNN.
Năm 2022, KBNN dự kiến huy động 400 nghìn tỷ đồng TPCP. Ngay từ đầu năm nay, KBNN cho biết, trong quá trình thực hiện có thể sẽ điều chỉnh khối lượng phát hành các kỳ hạn trái phiếu để phù hợp với tình hình thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân sách.
Báo cáo của KBNN cho thấy, lũy kế đến hết ngày 30/9/2022, khối lượng TPCP phát hành là 114.782 tỷ đồng, đạt 28,7% kế hoạch. Số lượng TPCP phát hành sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước và đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Hiện, Bảo hiểm Xã hội vẫn là nhà đầu tư chính với lượng mua 91.638 tỷ đồng; các nhà đầu tư khác mua 23.144 tỷ đồng.
Sẽ phải điều chỉnh kế hoạch huy động vốn đề ra từ đầu năm Theo phân tích từ giới chuyên gia kinh tế, nếu các dự án đầu tư công có thể đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn trong thời gian còn lại của năm nay, Chính phủ có thể sẽ đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ. Tuy vậy, nhiều khả năng, kế hoạch huy động 400 nghìn tỷ đồng qua phát hành trái phiếu chính phủ đề ra từ đầu năm sẽ phải điều chỉnh, vì theo dự báo, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước khó đạt mục tiêu 95% Chính phủ đã đề ra. |
Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2022 là 13,72 năm; lãi suất phát hành bình quân năm là 2,63%/năm; kỳ hạn còn lại bình quân của danh mục TPCP là 9,11 năm. Nhìn chung các kỳ hạn ngắn (5 năm, 7 năm) đạt tiến độ rất thấp, tỷ lệ trúng thầu/gọi thầu luôn duy trì ở mức khá thấp qua các tháng.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hiếu - Phó Cục trưởng Cục quản lý ngân quỹ KBNN cho biết, sở dĩ tiến độ huy động vốn qua phát hành TPCP đạt thấp là do năm 2022, kết quả thu NSNN nói chung và ngân sách trung ương đạt khá (đến ngày 30/9/2022 thu ngân sách trung ương đạt xấp xỉ 94% dự toán), tuy nhiên, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nói chung đạt thấp, tính riêng nguồn ngân sách trung ương đến ngày 30/9/2022 ước đạt gần 38% kế hoạch. Trên cơ sở kết quả thu, tiến độ giải ngân NSNN và tình hình thị trường tài chính tiền tệ, KBNN tổ chức huy động vốn TPCP chủ yếu đáp ứng nhu cầu trả nợ gốc của ngân sách trung ương và duy trì hoạt động thường xuyên của thị trường TPCP.
Thời gian tới, dự kiến tình hình thị trường tài chính - tiền tệ thế giới và trong nước còn nhiều biến động, một số ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới tiếp tục có kế hoạch tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát. Cụ thể, FED dự kiến còn 1 lần tăng thêm lãi suất từ nay đến cuối năm 2022; Liên minh Châu Âu và các quốc gia như Úc, Canada, Hàn Quốc tuyên bố sử dụng tất cả các biện pháp để giảm tỷ lệ lạm phát, trong đó có thặt chặt chính sách tiền tệ, thông qua tăng lãi suất…
Theo đó, bà Hiếu cho biết, trong bối cảnh dự kiến thu NSNN năm 2022 đạt khá và khả năng vượt dự toán Quốc hội giao, KBNN sẽ theo dõi chặt chẽ tiến độ giải ngân, tăng cường phát hành TPCP khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, đảm bảo vốn vay về phù hợp nhu cầu sử dụng, nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng vốn.
Bên cạnh đó, thực hiện các chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, KBNN đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tối đa các các nguồn tài chính hợp pháp khác như: nguồn tăng thu tiết kiệm chi, nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để giảm bội chi năm 2022, giảm vay TPCP, ổn định thị trường trong điều kiện thị trường tài chính tiền tệ trong nước còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Trái phiếu chính phủ đã trở thành kênh huy động vốn hiệu quả của ngân sách nhà nước Với vai trò và nhiệm vụ được giao, kho bạc nhà nước (KBNN) đã tổ chức phát hành và quản lý danh mục trái phiếu chính phủ chủ động, linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với quản lý ngân quỹ nhà nước của KBNN trong giai đoạn vừa qua. Hiện nay, phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chính, hiệu quả của ngân sách nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi cho các dự án quan trọng quốc gia, đóng góp chung vào kết quả tăng trưởng kinh tế của đất nước. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Ông Tạ Đình Đề được bổ nhiệm làm Viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông
- ·Thanh niên Ấn Độ dùng lò vi sóng 'độ' AirPods thành máy trợ thính cho bà
- ·VNG sẽ đóng các game có hình ảnh lá bài trên Zingplay trong thời gian tới
- ·Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở TP.HCM
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Cảnh báo nguy cơ giả danh công ty điện lực, yêu cầu thanh toán hóa đơn trễ hạn
- ·Sau Noel, người dùng mạng xã hội buộc phải xác thực bằng số điện thoại
- ·Bộ ba ‘lõi’ của hệ sinh thái thông minh liên ngành
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Xuyên đêm truy bắt kẻ xâm hại cô họ dưới 16 tuổi
- ·Soi kèo góc Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Smartphone 5G cuối năm tụt giá, chỉ còn từ 3 triệu đồng
- ·Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
- ·Trẻ em dễ bị tấn công nhất trên không gian mạng
- ·Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- ·VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- ·Loạt thiết bị giá rẻ của 'nhà Táo' tích hợp tính năng Apple Intelligence
- ·'Tiên nữ đồng quê' Lý Tử Thất ở ấn hơn 1.200 ngày vẫn không bị lãng quên
- ·Các ngân hàng chi hàng tỷ đồng thưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam
- ·Mô hình Chính phủ AIWS giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn thay vì bị sa thải