Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh,Đặcsảnbòxàokiếnvàngvàloạilálạkháchthấytêntưởngviếtsaichínhtảbóng dá sô thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối kiến vàng... thì ở Tri Tôn (An Giang), kiến được sử dụng làm nguyên liệu của món bò xào kiến vàng với lá chha ca dao.
Ba nguyên liệu chính của món ăn này là thịt bò, kiến vàng và lá chha ca dao.
Theo chị Nguyễn Phùng Trúc Giang, chủ một quán ăn đồng quê ở Soài Check, Tri Tôn, An Giang, kiến vàng thường được thu mua từ bà con người Khmer, sau đó được nhặt bỏ lá, vỏ cây, đóng gói, hút chân không, bảo quản để dùng quanh năm. Trứng kiến trước khi chế biến phải được rửa sạch với nước muối loãng. Người đầu bếp làm các công đoạn một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng.
"Ở An Giang, kiến vàng được nhiều nhà hàng tìm mua để làm lẩu kiến vàng, bò xào kiến vàng lá chha ca dao, hay vịt xiêm nấu kiến vàng. Bà con thường vào rừng săn kiến rồi bán cho thương lái, nhà hàng. Giá kiến vàng dao động từ 350.000 - 450.000 đồng/kg, tùy thời điểm", chị Giang cho hay.
Thịt bò dùng trong món ăn bò xào kiến vàng thường là phần bắp hoa, hoặc thăn mềm. Thịt bò tươi rói, được chế biến ngay trong ngày. Nguyên liệu lá chha ca dao không lạ với người địa phương nhưng gây tò mò với thực khách từ xa tới Tri Tôn. Không ít người nghĩ thực đơn của quán "viết sai chính tả".
"Chha ca dao là tên gọi của người Khmer dành cho một loại thực vật thường được trồng trong vườn nhà hay ở rẫy. Loại lá cây này có hương vị rất độc đáo, vừa giống húng quế, vừa giống vị sả, mùi thơm dễ chịu", anh Dương Việt Anh, một người làm du lịch tại An Giang cho hay.
Khi chế biến, đầu bếp sử dụng chảo trên lửa lớn, phi thơm tỏi với dầu ăn. Thịt bò được xào chung với ổ kiến vàng cho vừa chín tới, nêm nếm vừa ăn, sau đó thêm lá chha ca dao và ớt. Khi hoàn thành, miếng thịt bò thơm ngon, mềm mọng, hòa vào vị chua nhẹ của kiến vàng, mùi thơm của lá chha ca dao.
Ở An Giang, lẩu kiến vàng cũng là đặc sản thu hút nhiều thực khách. Nồi lẩu thưởng gồm kiến vàng, thịt gà/bò hoặc vịt, mắm bò hóc (hay còn gọi là prahok hoặc pro hoc, một nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Khmer, lá giang, lá mắc mật...
Ghé xứ lụa ‘huyền thoại’, thưởng thức loạt món ngon, rẻ, lạ nức tiếng ở An GiangChỉ cần một ngày dạo quanh vùng đất Tân Châu (An Giang), du khách có thể thoải mái thưởng thức hàng chục món ngon, từ quà vặt bình dân chỉ vài nghìn đồng tới đặc sản nức tiếng như bánh chuối chiên, bánh hẹ, bánh lọt, bún cá, hủ tiếu, lía, tép chiên,…