【các bảng c1】Phiên thảo luận của HĐBA do Chủ tịch nước chủ trì tạo tiếng vang lớn
Quang cảnh phiên họp tại đầu cầu Việt Nam
Phiên họp mở điểm nhấn quan trọng nhất tháng Tư do Việt Nam,ảoluậncủaHĐBAdoChủtịchnướcchủtrigravetạotiếngvanglớcác bảng c1 Chủ tịch Hội đồng Bảo an đề xuất về “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực nhằm thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột” do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì ngày 19-4 đã tạo được tiếng vang lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Trưởng phái đoàn liên minh châu Âu, trưởng phái đoàn liên minh châu Phi, Đại sứ Lào và Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc đã chia sẻ những đánh giá về phiên họp với phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc.
Đại sứ Olof Skoog, Trưởng Phái đoàn Thường trực Liên minh châu Âu (EU) tại Liên hợp quốc, đánh giá phiên thảo luận thực sự rất hiệu quả.
Từ góc độ EU, ông khẳng định luôn ủng hộ các nỗ lực của Liên hợp quốc cũng như Hội đồng Bảo an.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh nếu chỉ mình Liên hợp quốc nỗ lực thì sẽ rất khó cho nên các tổ chức khu vực có vai trò rất lớn trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột bởi họ am hiểu địa bàn của mình, có được lòng tin của các nước trong khu vực, có uy tín với các bên liên quan xung đột.
Đại sứ cho rằng: “Các tổ chức khu vực có thể hỗ trợ giải quyết xung đột rất tốt miễn đảm bảo tuân thủ các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và tôn trọng luật pháp quốc tế. “Tôi cho rằng vai trò của các tổ chức khu vực chính là phát huy tối đa ngoại giao dựa vào các thế mạnh tại chính khu vực đó.”
Đại sứ Anouparb Vongnorkeo, Trưởng phái đoàn thường trực Lào tại Liên hợp quốc nhận định với phóng viên TTXVN rằng Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn ở Liên hợp quốc, nhất là ở Hội đồng Bảo an.
Ông cho rằng đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ làm Ủy viên không thường trực của tổ chức quan trọng này cho nên những vấn đề Việt Nam đưa ra thảo luận ngày 19/4 rất sâu sát, quan trọng bởi hướng tới thúc đẩy sự hợp tác trong Liên hợp quốc nói chung cũng như sự hợp tác giữa Liên hợp quốc, đặc biệt là Hội đồng Bảo an, với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực.
Đại sứ Vongnorkeo cũng nhấn mạnh sự hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực hiện nay đang rất suôn sẻ và hiệu quả; cả hai phía đều có những nỗ lực và nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác và bản thân ông đã chứng kiến và tham gia nhiều hoạt động, nhiều cuộc đối thoại giữa hai bên nhằm hợp tác với nhau hiệu quả hơn nữa.
Trả lời phỏng vấn TTXVN tại Liên hợp quốc cùng ngày 19-4, Đại sứ Fatima Kyari Mohammed, Trưởng phái đoàn thường trực Liên minh châu Phi (AU) tại Liên hợp quốc cho biết bà đánh giá rất cao chủ đề điểm nhấn mà Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng Tư, đã lựa chọn đưa ra thảo luận.
Bà khẳng định việc đề cao vai trò của các tổ chức khu vực có tầm quan trọng rất lớn trong việc thúc đẩy đối thoại, ngoại giao hòa giải trong ngăn ngừa xung đột cũng như tìm ra các giải pháp giải quyết xung đột.
Từ góc độ AU, bà cho biết AU đã ký thỏa thuận hợp tác khung với Liên hợp quốc về hợp tác duy trì hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển được ba năm và kể từ đó đến nay, mối quan hệ hai bên đã luôn được củng cố thông qua nhiều nỗ lực chung hướng tới các giải pháp chung toàn diện.
Chính vì vậy, AU đã đóng vai trò điều phối tốt hơn rất nhiều trong giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng ở châu Phi.
Tuy nhiên bà Momammed cũng cho rằng Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực còn rất nhiều việc phải làm trong trong thời gian tới.
Chiều ngày 19-4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Volkan Bozkir đã tiếp riêng Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc và chia sẻ những đánh giá hết sức tích cực đối với phiên họp điểm nhấn do Việt Nam chủ trì.
Đại sứ Đặng Đình Quý cũng đã có cuộc gặp trực tiếp với Đại sứ Guillermo Fernandez De Soto, Trưởng Phái đoàn Colombia tại Liên hợp quốc.
Hai bên đã trao đổi về hoạt động của Hội đồng Bảo an liên quan đến tiến trình thực hiện Thỏa thuận Hòa bình Cuối cùng của Chính phủ Colombia và Lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC) ký kết năm 2016.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp
Đại sứ Đặng Đình Quý đánh giá Thỏa thuận hòa bình đã có bước tiến triển tích cực, các bên tham gia đã nỗ lực tham gia thúc đẩy các sáng kiến nhằm ổn định tình hình và cuộc sống của người dân, đặc biệt những người có liên quan trực tiếp đến thực hiện Thỏa thuận Hòa bình.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam luôn ủng hộ tiến trình hòa bình tại Colombia và mong muốn các bên liên quan tiếp tục nỗ lực đối thoại nhằm giải quyết những thách thức hiện nay, đặc biệt là thông qua các cơ chế đã được thiết lập theo Thỏa thuận Hòa bình. Việt Nam cam kết cùng Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ủng hộ Chính phủ Colombia, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển tại Colombia.
Khi được hỏi về kết quả phiên thảo luận mở hết sức quan trọng ngày 19/4, Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ với TTXVN rằng: “Các nước trong và ngoài Hội đồng Bảo an tham dự sự kiện điểm nhấn về hợp tác khu vực ngày 19/4 đều đánh giá Việt Nam đã có sự chuẩn bị tốt cả về nội dung cũng như hậu cần; đánh giá rất cao phong thái điều hành phiên họp của Chủ tịch nước chúng ta cũng như cách thức đặt vấn đề của Việt Nam về một chủ đề hết sức quan trọng là hợp tác giữa Liên hợp quốc với các tổ chức khu vực và tiểu khu vực, nhấn mạnh tới đối thoại nhằm tăng cường lòng tin để ngăn ngừa xung đột hiệu quả.”.